Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nông Dân Tiếp Tục Chuyển Đất Mía Sang Nuôi Tôm

Nông Dân Tiếp Tục Chuyển Đất Mía Sang Nuôi Tôm
Ngày đăng: 04/04/2014

Đây là thách thức của ngành nông nghiệp Sóc Trăng nói chung và huyện Cù Lao Dung nói riêng.

Sau nhiều niên vụ liên tục thất bát, cùng thị trường giá mía hiện vẫn chưa có dấu hiệu khởi sắc, nhiều hộ dân trồng mía tại huyện Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng tiếp tục chuyển diện tích mía sang nuôi tôm với kỳ vọng mang lại hiệu quả kinh tế hơn.

Nhiều người dân địa phương cho biết, chuyện cây mía mất giá đã xảy ra liện tục nhiều năm nay. Và niên vụ này cũng vậy khi lợi nhuận luôn thấp hơn chi phí đầu tư sản xuất. Hiện mía 10 chữ đường thương lái mua tại ruộng dao động chỉ từ 500 – 600 đồng/kg, riêng thu mua tại các nhà máy thì cũng chỉ có giá 930 đồng/kg. Với giá mía như thế, nếu cứ tiếp tục bám lấy cây mía sẽ lỗ nặng.

Ngoài ra, với việc tôm thẻ chân trắng đang thịnh giá, hiệu quả trước mắt, bà con quyết định chuyển một phần diện tích đất trồng mía trước đây sang nuôi thử con tôm, hy vọng sẽ cho hiệu quả kinh tế hơn.

Anh Võ Hoàng Yên, ở xã Đại n 1, đang cải tạo 2.000m2 đất của gia đình sang nuôi tôm vụ này cho biết: “Thấy tôm thẻ phát triển nhiều, bà con trong địa phương người ta cũng chuyển đổi, nguồn kinh tế chắc đỡ hơn nên gia đình tôi cũng chuyển đổi cây trồng sang nuôi thủy sản”.

Theo Phòng NN-PTNT huyện Cù Lao Dung, chỉ tính riêng cuối năm ngoái và trong quý 1 năm nay, toàn huyện đã có hơn 400ha đất mía được chuyển sang nuôi tôm, chủ yếu là tôm thẻ chân trắng, nâng tổng số diện tích nuôi thủy sản trên toàn huyện lên gần 1.700ha. Dự báo diện tích này sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới, khi nhiều diện tích mía chưa thu hoạch cũng được bà con dự định sẽ chuyển sang nuôi tôm.

Đáng lo lắng hơn là việc nuôi tôm tự phát rầm rộ này có khá nhiều diện tích nằm ngoài vùng quy hoạch của địa phương, điều này sẽ gây khó khăn trong việc quản lý môi trường, dịch bệnh và đầu tư cơ sở hạ tầng.

Trước tình trạng như thế, Phòng NN-PTNT Cù Lao Dung đã xây dựng dự thảo kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên địa bàn huyện; theo đó, dự kiến năm 2014 và 2015, trung bình mỗi năm sẽ giảm từ 300-500 ha đất trồng mía chủ yếu chuyển sang nuôi tôm nước lợ cùng một số cây màu chủ lực có tiềm năng khác nhằm ổn định giá trị hàng hóa nông sản của địa phương; mặc khác khuyến cáo bà con cần phải thận trọng khi chuyển đổi sang nuôi tôm, vì đây là ngành nghề đòi hỏi chi phí đầu tư lớn.

Ông Hồ Thanh Kiệt, Trưởng phòng NN-PTNT Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng khuyến cáo: “Bà con nông dân không nên chuyển đổi ồ ạt phải từng bước, phải cẩn thận. Quan trọng nhất, nghề nuôi tôm là nghề có điều kiện, những hộ có điều kiện đầy đủ thì nên nuôi, và nuôi trong vùng quy hoạch để thuận lợi đầu tư cơ sở hạ tầng, công tác phòng chống dịch bệnh cũng thuận lợi hơn”.

Dù điểm sáng năm 2013 ngành nuôi tôm thắng lớn, tuy nhiên người dân không vì thế mà chủ quan, khi hiện đã có khá nhiều diện tích nuôi tôm tại một số địa phương trong tỉnh bị ảnh hưởng. Vì vậy, với việc người dân phá mía chạy đua nuôi tôm hiện nay đang là thách thức không nhỏ của ngành nông nghiệp Sóc Trăng nói chung và với huyện Cù Lao Dung nói riêng.


Có thể bạn quan tâm

Mô Hình Nuôi Sò Huyết Trong Ao Đất Tại Xã Dân Thành (Trà Vinh) Mô Hình Nuôi Sò Huyết Trong Ao Đất Tại Xã Dân Thành (Trà Vinh)

Có dịp được tận mắt nhìn thấy những ao, đầm nuôi sò huyết của người dân ở vùng Tân Biên, Kiên Giang cho lợi nhuận rất cao, năm 2010 anh Võ Văn Sóng, ấp Cồn Cù, xã Dân Thành (Trà Vinh) quyết định nuôi thử nghiệm con sò huyết trong ao đất. Kết quả qua 3 vụ nuôi đều thành công, mang về cho gia đình lợi nhuận vài chục triệu đồng sau mỗi vụ nuôi.

13/06/2013
Tưới Phun Mưa Trên Đất Trồng Rau Tưới Phun Mưa Trên Đất Trồng Rau

Phòng NN&PTNT huyện Thăng Bình (Quảng Nam) phối hợp với tổ chức Phát triển quốc tế (IDE) tại Việt Nam hỗ trợ nông dân áp dụng kỹ thuật tưới phun mưa để nâng cao năng suất rau màu, bước đầu đem lại kết quả khả quan.

13/06/2013
Công An Hải Dương Bồi Thường Cho Ngư Dân Cần Giờ Công An Hải Dương Bồi Thường Cho Ngư Dân Cần Giờ

Sau 2 ngày có chỉ đạo của Đại tướng Trần Đại Quang, Bộ trưởng Bộ Công an, về việc làm rõ đúng, sai trong vụ tạm giữ 1,8 tấn bạch tuộc tại Hải Dương, Công an tỉnh này đã nhận sai và bồi thường số tiền 650 triệu đồng cho các ngư dân ở huyện Cần Giờ (TPHCM) vì số hàng đã bị hỏng.

13/06/2013
Khá Giả Nhờ Nuôi Tằm Bài Bản Khá Giả Nhờ Nuôi Tằm Bài Bản

Nhờ được học nghề trồng dâu, nuôi tằm bài bản, nhiều hộ dân xã Bắc Bình (Lập Thạch, Vĩnh Phúc) bây giờ đang có thu nhập cao từ nghề này và tạo việc làm cho hàng trăm lao động.

13/06/2013
Làm Giàu Bằng Nghề Nuôi Cá Quý Hiếm Trên Sông Lô Làm Giàu Bằng Nghề Nuôi Cá Quý Hiếm Trên Sông Lô

Để thu được một triệu đồng tiền lãi từ nuôi các loài cá truyền thống (cá trắm, cá mè, cá trôi, cá chép…), một người nông dân có thể phải sử dụng đến hàng trăm m2 ao nuôi, nhưng với anh Nguyễn Hữu Tân, ở tổ 1, phường Tân Quang, thị xã Tuyên Quang (tỉnh Tuyên Quang), chỉ với 3 chiếc lồng nuôi cá, rộng 8 m2 mỗi lồng, trung bình hàng năm đem về cho anh 70-80 triệu đồng tiền lãi.

13/06/2013