Nông dân thiệt hại vì lúa bị khô bông

Hơn nửa tháng nay, một số bà con trồng lúa ở TX. Gò Công và huyện Gò Công Tây phải gánh chịu thiệt hại vì hiện tượng lúa bị khô bông.
Thửa ruộng chuẩn bị thu hoạch của bà Trần Thị Én bị khô bông.
Hiện tại, các ruộng lúa vụ hè thu đang ở giai đoạn ngậm sữa và chín. Tuy nhiên, trên một số cánh đồng đã xảy ra hiện tượng lúa sau khi trổ bông bị khô. Bà Trần Thị Én (ấp 1, xã Bình Xuân, TX. Gò Công) than thở:
“Nửa ha lúa của nhà tôi hiện bị khô hơn một nửa. Cứ 10 bông lúa thì có từ 7 - 8 bông bị khô”. Cũng theo bà Én, ở thời điểm này của năm trước lúa cũng bị khô nhưng ít. Hiện tượng lúa bị khô bông sau khi trổ xuất hiện nhiều trên các giống lúa VD 20, OM 4900, còn các giống lúa khác thì thiệt hại chỉ từ 10 - 20%.
Ông Nguyễn Văn Vinh, 69 tuổi (ấp Thọ Khương, xã Bình Phú, huyện Gò Công Tây) chia sẻ: “Đây là tình trạng chung của nhiều hộ dân trên địa bàn, trước khi lúa trổ, lá đòng bị khô và sau đó đến lượt bông lúa bị khô. Mặc dù đã phun thuốc nhiều lần nhưng vẫn không hết”.
Cũng theo ông Vinh, những hộ bị thiệt hại nhẹ thì từ 10 - 20%, nặng thì lên đến 80%. Hiện tại, mọi người vẫn chưa biết chính xác nguyên nhân vì sao lúa bị khô bông. Một số người có kinh nghiệm trong việc canh tác lúa thì cho rằng nguyên nhân là do thời tiết không thuận lợi.
Hiện tượng lúa bị khô bông dẫn đến năng suất lúa bị giảm, chất lượng cũng bị ảnh hưởng.
Có thể bạn quan tâm

Festival Nông nghiệp TPHCM 2015 đông nghẹt người. Bên trong lối vào chính, chị Hòa, một nông dân ở huyện Hóc Môn khoe bán mỗi ngày gần 20 chậu mai. Theo chị, festival có chút trở ngại về thời tiết. Hai ngày đầu mưa lớn, khách dự festival không đông.

Trong 9 tháng đầu năm 2015, tổng số lô hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam bị phát hiện có chất kháng sinh cấm và không đảm bảo an toàn thực phẩm nhiều hơn so với cả năm 2014.

Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam vừa điều chỉnh giảm mức dự báo kim ngạch xuất khẩu tôm năm 2015 xuống còn khoảng 2,9 tỉ đô la Mỹ, tức là giảm đến hơn 1 tỉ đô la Mỹ so với năm 2014 và giảm 300 triệu đô la Mỹ so với mức dự báo mà VASEP đưa ra vào đầu tháng 7-2015.

Vịt là đối tượng nuôi truyền thống ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), gắn liền với hệ thống canh tác lúa nước. Dù mang lại hiệu quả kinh tế cao nhưng do phương thức chăn nuôi nhỏ lẻ nên nghề này cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Đại diện công ty Dekalb Việt Nam cho biết, nông dân Việt Nam sẽ chính thức tiếp cận giống ngô chuyển gen mang tên Dekalb® Genuity®.