Nông Dân Thị Xã Ngã Năm Bước Vào Mùa Năn

Đến thời điểm này, nhiều nông dân trên địa bàn thị xã Ngã Năm (Sóc Trăng) đang bước vào mùa trồng năn bộp. Theo đó, với chi phí đầu tư thấp nhưng đem lại thu nhập khá cao cho nhiều nông hộ.
Sau khi thu hoạch lúa Hè Thu thì gia đình anh Lê Văn Sô - khóm Vĩnh Trung, phường 3 đã mạnh dạn chuyển đổi 7 công đất lung phèn sang trồng năn bộp.
Theo anh cho biết, vụ rồi chỉ trồng được 4 công nhưng thu nhập gấp 4 lần so với trồng lúa nên năm nay gia đình tiếp tục chuyển thêm 3 công đất nữa để trồng năn bộp. Hiện tại, hàng ngày gia đình anh nhổ được gần 50 – 60 kg năn, với giá bán cho thương lái mua tại đồng là 6.000 đồng/kg, trừ các khoản chi phí thu nhập cũng được từ 300 – 400 ngàn đồng/ngày.
Anh Lê Văn Sô bộc bạch thêm, vùng ở đây đất không được tốt do bị nhiễm phèn mặn, làm vụ lúa giữa này thì cũng đâu mấy gì trúng nên tôi mới trồng năn, nhờ vậy mà thu nhập mỗi ngày cũng gần mấy trăm ngàn.
Theo nhiều hộ nông dân trên địa bàn thị xã Ngã Năm chia sẻ: Với điều kiện thổ nhưỡng là vùng trũng, đất nhiễm phèn nên việc trồng lúa vụ 3 hầu như mang lại hiệu quả không cao.
Do đó, mô hình trồng năn đang được nhiều người nghĩ tới trong những tháng nước nổi và nông nhàn như hiện nay. Thực tế là vậy, chỉ cần tốn gần 1-1,5 triệu đồng/công, nhưng bà con lại thu nhập từ 8–10 triệu đồng/công ở mỗi vụ năn.
Bên cạnh đó, còn tạo công ăn việc làm trong lúc nhàn rỗi khi chờ gieo sạ vụ lúa Đông Xuân tới. Anh Nguyễn Văn Hòa - nông dân khóm 3, phường 1, thị xã Ngã Năm chia sẻ: Hiện tại thì trồng năn chi phí cũng tương đương với một vụ lúa nhưng đem lạo lợi nhuận gấp 3-4 lần so với trồng lúa.
Trong những năm qua, việc chuyển dịch cây trồng vật nuôi phù hợp với đất đai thổ nhưỡng và nhu cầu thị trường đang được Thị ủy – UBND thị xã quan tâm chỉ đạo và đã có nhiều mô hình chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi khá hiệu quả, góp phần tăng thu nhập cho nhiều nông hộ.
Theo đó, chính quyền địa phương cũng đang xây dựng kế hoạch rà soát lại quy hoạch từng vùng sản xuất và khuyến khích bà con nên sản xuất theo từng thời điểm để phù hợp với thời tiết và đất đai thổ nhưỡng ở từng vùng. Đồng thời, cũng kết hợp mô hình trồng năn với nuôi các loại cá nước ngọt như: Sặc rằn, cá tra, cá chép và các loại cá khác để tăng thêm thu nhập trên đơn vị diện tích.
Ông Phạm Hùng Anh - Trưởng khóm Vĩnh Trung, phường 3, thị xã Ngã Năm cho biết: Hiện Ban nhân dân khóm đẩy mạnh công tác tuyên truyền cải tạo vườn tạp, đất lung phèn và đất làm lúa kém hiệu quả sang trồng năn; bên cạnh đó, cũng vận động nhân dân nuôi cá kết hợp để tăng thêm thu nhập cho nông hộ.
Thực tế cho thấy, mô hình trồng năn kết hợp với nuôi cá đang mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nông dân, nhất là vào những tháng nông nhàn như hiện nay; qua đó, vừa góp phần tăng thu nhập vừa giải quyết việc làm cho bà con nông dân trong lúc nhàn rỗi.
Tuy nhiên, bà con cần xác định rõ từng thời điểm và đất đai thổ nhưỡng của từng vùng để sản xuất đạt hiệu quả, tránh trồng tràn lan đại trà theo phong trào sẽ dẫn đến tình trạng thừa hàng dội chợ, làm giảm đi thu nhập cho bà con nông hộ.
Có thể bạn quan tâm

Giữa tháng 11-2014, trang trại Delta (xã Xuân Thới Thượng, huyện Hóc Môn, TP HCM), thuộc Tập đoàn Daso, nhập về gần 1.800 con bò Úc để nuôi lấy thịt. Được biết nơi đây từng là trại nuôi bò sữađiển hình của TP HCM với 800 con nhưng hiệu quả không cao.

Điển hình như Trung tâm Chăn nuôi công nghệ cao Vinashin, quy mô 200 nái và 1.000 lợn thịt; Trung tâm Sản xuất nông nghiệp công nghệ cao Hòa Bình Minh, quy mô trên 5.000 con; Công ty TNHH Bình An, quy mô 218 nái sinh sản và 1.000 lợn thịt; trang trại chăn nuôi của ông Phùng Quang Hà ở xã Nga Quán (Trấn Yên), quy mô 600 nái; Hợp tác xã Phù Nham (Văn Chấn) với quy mô 75 con bố mẹ và 500 con thương phẩm.

Cụ thể, giá trị nhập khẩu mặt hàng thủy sản tháng Tám ước đạt 114 triệu USD, đưa kim ngạch nhập khẩu 8 tháng đầu năm đạt 720 triệu USD, tăng đến 73% so với cùng kỳ năm 2013. Việt Nam nhập khẩu thủy sản chủ yếu từ Ấn Độ (chiếm 33,5% kim ngạch), Đài Loan (6,9%). Với tỷ lệ 3,1%, Trung Quốc là nguồn cung thủy sản thứ 8 cho Việt Nam.

Chuỗi liên kết triển khai có sự liên kết chặt chẽ giữa người dân với Hợp tác xã Tân Phú A1 và mối liên kết giữa Hợp tác xã và doanh nghiệp nên việc cung ứng giống lúa, vật tư nông nghiệp triển khai tốt. Dự án được triển khai mang lại hiệu quả cao hơn ngoài vùng dự án, và thể hiện tốt trách nhiệm của doanh nghiệp trong quá trình triển khai.

Ngày 23-4, tại TP.Bà Rịa, Chi cục Phát triển nông thôn đã tổ chức lễ cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu “Hồ tiêu BR-VT” nhằm đảm bảo việc kiểm soát chất lượng, xúc tiến thương mại, nâng cao hiệu quả quản lý chất lượng sản phẩm, đồng thời nâng cao giá trị kinh tế của sản phẩm này.