Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cần Quản Lý, Kiểm Soát Chặt Chẽ Thuốc Bảo Quản Hoa Quả

Cần Quản Lý, Kiểm Soát Chặt Chẽ Thuốc Bảo Quản Hoa Quả
Ngày đăng: 21/10/2014

Những loại hóa chất bảo quản luôn tiềm ẩn nguy cơ độc hại, đe dọa sức khỏe người tiêu dùng.

Trong khi dư luận vẫn chưa hết hoang mang về vụ việc một số loại hoa quả tẩm thuốc bảo quản để một thời gian dài không hỏng, việc mua bán các loại hóa chất này vẫn diễn ra công khai trước sự bất lực của các cơ quan quản lý. Những loại hóa chất này luôn tiềm ẩn nguy cơ độc hại, đe dọa sức khỏe người tiêu dùng. 

Phố Hàng Buồm, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội là một tụ điểm bày bán công khai các loại phụ gia và hóa chất dùng để chế biến, bảo quản thực phẩm. Để tìm mua các loại thuốc bảo quản hoa quả tươi lâu hay thuốc thúc quả nhanh chín rất khó vì người bán hàng thường lắc đầu dè dặt, vì đây là những loại hóa chất độc hại bị cấm và chỉ bán cho khách quen.

Những người bán hàng tại phố Hàng Buồm cho biết, trước đây kinh doanh nhiều loại thuốc khác nhau nhưng nay ít hơn vì đây là những hóa chất nguy hiểm và bị cấm. Hiện tại các loại hóa chất được bày bán chủ yếu của Trung Quốc, được bán theo cân, với giá từ 60.000 – 100.000 đồng/kg, bên ngoài vỏ không có tên, nhãn mác, đơn vị sản xuất, có công dụng biến hoa quả từ xanh non thành chín đẹp, tươi bóng loáng và bảo quản được nhiều tháng.

Các loại hóa chất đều có dạng bột trắng, để sử dụng được cần pha với nước, sau đó cho hoa quả vào để ngâm. Người bán hàng cho biết, nếu muốn quả nhanh chín và giữ được lâu nên pha đậm đặc, càng đặc công dụng càng cao.

Các chuyên gia cho biết, trái cây được tẩm hóa chất sẽ bóng đẹp như được chăm bón tốt, thu hoạch đúng lúc. Quả thúc chín bằng thuốc có bề ngoài như quả chín cây, vì thế việc phân biệt hoa quả có hóa chất không thể thực hiện được bằng mắt thường. Rửa trái cây kỹ bằng nước sạch hoặc ngâm nước muối cũng không có tác dụng, vì có thể hoá chất độc hại đã ngấm sâu vào ruột. Chẳng hạn như: quả táo ngâm chất bảo quản rất tươi. Nhiều bà nội trợ khó phân biệt quả có chứa hóa chất bảo quản.

Chị Phạm Anh Thư ở quận Hoàn Kiếm, Hà Nội cho biết: “Chúng tôi thật khó để phân biệt hoa quả nào là an toàn và hoa quả nào có chất bảo quản. Tôi nghĩ bây giờ mua hoa quả ở siêu thị hay thương hiệu nổi tiếng cũng không tin lắm. Cho nên, tôi chỉ chọn hoa quả rẻ tiền, theo mùa của Việt Nam như: cóc, bưởi”.

Trước đây, để làm chín hoa quả cũng như bảo quản chúng, các chủ cửa hàng thường dùng các phương pháp truyền thống như hương, đất đèn, lá xoan, chấm vôi vào cuống… Tuy nhiên hiện nay, do quá trình vận chuyển kéo dài, hoa quả dễ thối, hỏng nên các lái buôn thường dùng các loại hoá chất có độc hơn, vừa rẻ, tiện lợi mà giữ được hoa quả tươi lâu.

Theo các chuyên gia về công nghệ bảo quản thực phẩm, nhiều loại hóa chất bảo quản và việc lạm dụng chắc chắn không tốt cho sức khỏe con người. Nhóm hóa chất nguy hiểm nhất là Auxin, trong đó có chất loại 2,4-D - thành phần trong thuốc diệt cỏ, pha với tỷ lệ 5 đến 10 phần triệu dùng để ngâm, phun giúp quả, rau tươi lâu hơn.

Người tiêu dùng ăn phải những loại quả, rau này, tích lũy chất độc sau một thời gian có thể bị ung thư. Bởi vậy, nhóm Auxin đã bị nghiêm cấm sử dụng để bảo quản rau, quả. Tuy nhiên, hiện nay, việc sử dụng các loại thuốc bảo quản thực phẩm, trong đó có rau quả rất tràn lan, khó kiểm soát.

Trên thực tế, nhiều loại thuốc của Trung Quốc đang bán thường “ngậm” bền trong trái cây rất nguy hiểm cho sức khoẻ con người.

Ông Nguyễn Duy Lâm, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu và kiểm tra chất lượng nông sản thực phẩm (Viện cơ điện nông nghiệp và công nghệ sau thu hoạch) cho biết: “Chúng ta phải quản lý chặt chẽ những nông sản đưa vào thị trường Việt Nam để người tiêu dùng được sử dụng được sản phẩm sạch. Theo tôi, có những chất bảo quản hoa quả, nếu chúng ta dùng quá liều sẽ có hại cho sức khỏe. Vì vậy, chúng ta phải cân nhắc kỹ khi sử dụng”.

Trong tình hình hiện nay, các nhà khoa học khuyên người tiêu dùng nên mua các loại hoa quả trong nước và đặc biệt cẩn trọng với hoa quả trái mùa bởi rất có thể các loại hoa quả này được tẩm hóa chất tươi lâu. Các cơ quan chức năng cần tăng cường quản lý việc sử dụng các loại hóa chất bảo quản, thúc tăng trưởng rau, quả cũng như việc lưu thông các loại hàng hóa thiết yếu này.


Có thể bạn quan tâm

Gian Nan Là Chuyện Kênh Mương Nội Đồng Gian Nan Là Chuyện Kênh Mương Nội Đồng

Xây dựng thủy lợi nhỏ (kênh mương nội đồng) là một tiêu chí quan trọng trong bộ tiêu chí Quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Đối với Bình Thuận, một tỉnh khô hạn thì đó là tiêu chí càng khó thực hiện hơn, bởi lẽ, số lượng kênh nội đồng cần kiên cố hóa rất lớn nhưng thực lực kinh phí đầu tư cho chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới còn hạn chế.

18/07/2014
Cà Phê Chứng Nhận Tìm Đầu Ra Thông Thoáng Cà Phê Chứng Nhận Tìm Đầu Ra Thông Thoáng

Theo TS Trần Công Thăng, Phó Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn (IPSARD), đầu vụ cà phê 2014/2015, giá cà phê đang có diễn biến khác quy luật. Cụ thể, nếu như trước đây, khi vào vụ mới, giá cà phê thường giảm, thì ngược lại, giá cà phê trong nước và giá cà phê XK đều đang tăng.

05/12/2014
Tổn Thất Sau Thu Hoạch Lúa Lên Đến 13.700 Tỉ Đồng Mỗi Năm Tổn Thất Sau Thu Hoạch Lúa Lên Đến 13.700 Tỉ Đồng Mỗi Năm

TS Phạm Văn Tấn, Phân viện Cơ điện nông nghiệp và công nghệ sau thu hoạch, cho biết như vậy vào hôm qua (17/7), trong buổi báo cáo chuyên đề về thực trạng và giải pháp sau thu hoạch, góp phần phát triển bền vững chuỗi giá trị lúa gạo ĐBSCL tại Techmart công nghệ sau thu hoạch 2014 ở Trung tâm thông tin khoa học và công nghệ TP.HCM.

18/07/2014
Lấy Lại Niềm Tin Cây Mía Lấy Lại Niềm Tin Cây Mía

Nay đã có câu trả lời, niên vụ ép này Cty Đường Bình Định bắt đầu khởi động vào ngày 4/12/2014, giá thu mua cao, cam kết trả tiền sau 3 ngày. Vụ trồng mía 2014-2015, Cty vẫn tiếp tục có chính sách đầu tư cho cả 2 vùng nguyên liệu Bình Định và Đông Gia Lai.

05/12/2014
Chú Trọng Hỗ Trợ Doanh Nghiệp Phát Triển Tài Sản Trí Tuệ Chú Trọng Hỗ Trợ Doanh Nghiệp Phát Triển Tài Sản Trí Tuệ

Việc khai thác tối ưu, hiệu quả quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) sẽ không chỉ giúp các doanh nghiệp tăng cường được sức mạnh, nâng cao vị thế, uy tín, khả năng cạnh tranh trên thị trường, mà còn từng bước phát triển doanh thu, thị phần và lợi nhuận cho đơn vị. Vì thế, các cơ quan chức năng đã chú trọng hỗ trợ doanh nghiệp phát triển tài sản trí tuệ.

18/07/2014