Nông Dân Thị Xã Ngã Năm Bước Vào Mùa Năn

Đến thời điểm này, nhiều nông dân trên địa bàn thị xã Ngã Năm (Sóc Trăng) đang bước vào mùa trồng năn bộp. Theo đó, với chi phí đầu tư thấp nhưng đem lại thu nhập khá cao cho nhiều nông hộ.
Sau khi thu hoạch lúa Hè Thu thì gia đình anh Lê Văn Sô - khóm Vĩnh Trung, phường 3 đã mạnh dạn chuyển đổi 7 công đất lung phèn sang trồng năn bộp.
Theo anh cho biết, vụ rồi chỉ trồng được 4 công nhưng thu nhập gấp 4 lần so với trồng lúa nên năm nay gia đình tiếp tục chuyển thêm 3 công đất nữa để trồng năn bộp. Hiện tại, hàng ngày gia đình anh nhổ được gần 50 – 60 kg năn, với giá bán cho thương lái mua tại đồng là 6.000 đồng/kg, trừ các khoản chi phí thu nhập cũng được từ 300 – 400 ngàn đồng/ngày.
Anh Lê Văn Sô bộc bạch thêm, vùng ở đây đất không được tốt do bị nhiễm phèn mặn, làm vụ lúa giữa này thì cũng đâu mấy gì trúng nên tôi mới trồng năn, nhờ vậy mà thu nhập mỗi ngày cũng gần mấy trăm ngàn.
Theo nhiều hộ nông dân trên địa bàn thị xã Ngã Năm chia sẻ: Với điều kiện thổ nhưỡng là vùng trũng, đất nhiễm phèn nên việc trồng lúa vụ 3 hầu như mang lại hiệu quả không cao.
Do đó, mô hình trồng năn đang được nhiều người nghĩ tới trong những tháng nước nổi và nông nhàn như hiện nay. Thực tế là vậy, chỉ cần tốn gần 1-1,5 triệu đồng/công, nhưng bà con lại thu nhập từ 8–10 triệu đồng/công ở mỗi vụ năn.
Bên cạnh đó, còn tạo công ăn việc làm trong lúc nhàn rỗi khi chờ gieo sạ vụ lúa Đông Xuân tới. Anh Nguyễn Văn Hòa - nông dân khóm 3, phường 1, thị xã Ngã Năm chia sẻ: Hiện tại thì trồng năn chi phí cũng tương đương với một vụ lúa nhưng đem lạo lợi nhuận gấp 3-4 lần so với trồng lúa.
Trong những năm qua, việc chuyển dịch cây trồng vật nuôi phù hợp với đất đai thổ nhưỡng và nhu cầu thị trường đang được Thị ủy – UBND thị xã quan tâm chỉ đạo và đã có nhiều mô hình chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi khá hiệu quả, góp phần tăng thu nhập cho nhiều nông hộ.
Theo đó, chính quyền địa phương cũng đang xây dựng kế hoạch rà soát lại quy hoạch từng vùng sản xuất và khuyến khích bà con nên sản xuất theo từng thời điểm để phù hợp với thời tiết và đất đai thổ nhưỡng ở từng vùng. Đồng thời, cũng kết hợp mô hình trồng năn với nuôi các loại cá nước ngọt như: Sặc rằn, cá tra, cá chép và các loại cá khác để tăng thêm thu nhập trên đơn vị diện tích.
Ông Phạm Hùng Anh - Trưởng khóm Vĩnh Trung, phường 3, thị xã Ngã Năm cho biết: Hiện Ban nhân dân khóm đẩy mạnh công tác tuyên truyền cải tạo vườn tạp, đất lung phèn và đất làm lúa kém hiệu quả sang trồng năn; bên cạnh đó, cũng vận động nhân dân nuôi cá kết hợp để tăng thêm thu nhập cho nông hộ.
Thực tế cho thấy, mô hình trồng năn kết hợp với nuôi cá đang mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nông dân, nhất là vào những tháng nông nhàn như hiện nay; qua đó, vừa góp phần tăng thu nhập vừa giải quyết việc làm cho bà con nông dân trong lúc nhàn rỗi.
Tuy nhiên, bà con cần xác định rõ từng thời điểm và đất đai thổ nhưỡng của từng vùng để sản xuất đạt hiệu quả, tránh trồng tràn lan đại trà theo phong trào sẽ dẫn đến tình trạng thừa hàng dội chợ, làm giảm đi thu nhập cho bà con nông hộ.
Có thể bạn quan tâm

Đây là hình thức đánh bắt gần bờ, phù hợp với những ghe tàu nhỏ, đi về trong ngày. Vùng chuyên đánh bắt cá cơm tập trung tại các cửa biển thuộc các huyện U Minh, Trần Văn Thời, Ngọc Hiển…, trong đó cửa biển Sông Đốc (huyện Trần Văn Thời) và cửa biển Khánh Hội (huyện U Minh) là hai điểm được người dân tập trung trao đổi mua bán mặt hàng này.

Căn cứ Nghị định 67, Sở NN-PTNT tỉnh Nghệ An đã xác định chỉ tiêu đóng mới, nâng cấp phương tiện phục vụ khai thác hải sản xa bờ trên địa bàn.

Theo đó, bắt đầu từ hôm nay (31/10), CropLife Việt Nam (Tiểu ban ngành nghề của EuroCham) sẽ phối hợp với Cục BVTV và Chi cục BVTV 6 tỉnh ĐBSCL (Long An, Đồng Tháp, An Giang, Vĩnh Long, Hậu Giang và Sóc Trăng) tổ chức sự kiện Stewardship Day 2014. Trong đó, Vĩnh Long, Hậu Giang và Sóc Trăng là những tỉnh lần đầu tiên tham gia vào sự kiện này.

Những năm gần đây, huyện Thiệu Hóa quan tâm thực hiện đồng bộ các giải pháp phát triển kinh tế nhằm nâng cao giá trị trên từng đơn vị diện tích. Đồng thời, chỉ đạo các phòng, ban, đơn vị có liên quan, các xã, thị trấn tìm đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp, đẩy mạnh xuất khẩu; tạo việc làm và thu nhập ngày càng tăng cho người lao động.

Năm 2014, Kiểm lâm Thanh Hóa được UBND tỉnh giao kế hoạch trồng mới 2.525 ha rừng theo Quyết định 147/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Để hoàn thành sớm kế hoạch được giao, ngay từ đầu năm, 10 hạt kiểm lâm cấp huyện đã chủ động tuyên truyền, vận động người dân tích cực tham gia trồng rừng.