Nông Dân Thành Phố Hồ Chí Minh Méo Mặt Vì Cải Xanh Rớt Giá Thê Thảm

Gần 3 tháng nay, nhiều hộ nông dân ở xã Thới Tam Thôn 6 (Huyện Hóc Môn, TP HCM) trong tình cảnh “đứng ngồi không yên” vì cải xanh rớt giá thê thảm.
Nông dân Lê Văn Thuật (SN 1971) nhìn 5 ha cải xanh ngao ngán: “Bà con trong xã bị cạnh tranh hết sức gay gắt bởi một số loại cải xanh không rõ nguồn gốc và giá rất rẻ”.
Theo ông Thuật, giá cải xanh do nông dân trồng hiện còn 1.000-2.000 đồng/kg, chỉ bằng 1/10 so với trước. “Hôm nào không có cải xanh từ nơi khác đến, chợ khan hiến, mới bán được 10.000 -12.000 đồng/kg. Nhưng một tháng chỉ có vài ngày bán được với giá đó” - ông Thuật buồn bã nói.
Tương tự, gần một tháng nay, anh Nguyễn Văn Sĩ (SN 1983) “ăn không ngon, ngủ không yên” vì cải xanh rớt giá như bèo. “Vụ mùa vừa rồi tôi lỗ gần 10 triệu đồng. Mong sao đợt thu hoạch lần này thu hồi lại vốn” - Anh tâm sư.
Theo nhiều hộ nông dân trong xã, do hầu hết các hộ đều trồng cải xanh theo kiểu manh mún, chưa đảm bảo tốt về số lượng, chất lượng và nhất là không có thương hiệu chính thống nên không bán được giá cao, cũng như không vào được siêu thị.
Bà Kiều Thu (SN 1978) cho biết: “Nếu bán cải xanh cho các siêu thị thì phải đáp ứng nhiều tiêu chuẩn khắt khe. Khâu thanh toán tiền tại các siêu thị khá chậm nên chúng tôi không còn vốn để trồng tiếp nên buộc phải bán cho thương lái ngoài chợ để thu hồi vốn nhanh”.
Có thể bạn quan tâm

Huyện Châu Thành A (Hậu Giang) có tổng đàn heo khoảng 13.100 con. Sau thời gian dài heo hơi giảm giá mạnh xuống còn 33.000 - 34.000 đồng/kg, mấy ngày qua giá heo trên địa bàn huyện tăng trở lại, lên mức 37.000 - 38.000 đồng/kg (tăng 3.000 - 4.000 đồng/kg). Mức giá này người chăn nuôi vẫn chưa có lời nhiều.

Một trong những bài học đắt giá cần được rút ra từ nạn thương lái Trung Quốc tranh mua nguồn tôm nguyên liệu vừa qua, đó là các doanh nghiệp xuất khẩu dường như bỏ quên người nông dân; đồng thời vai trò của ngành quản lý chưa được phát huy. Từ đó, tạo điều kiện thuận lợi cho gian thương và thương lái nước ngoài câu kết trục lợi.

Cá lăng chấm được xem là loài cá có giá trị kinh tế cao và là đặc sản nước ngọt hàng đầu ở miền Bắc. Loài cá quý hiếm hoang dã này vốn chỉ sống ở hệ thống sông Hồng nay đã được nuôi thử nghiệm thành công ở Quảng Bình.

Hiện nay tại xã Tân Lập I, huyện Tân Phước (Tiền Giang) có trên 22 hộ trồng gấc với diện tích là 3,5 ha, trong đó đã có 15 hộ cây gấc đã cho thu hoạch trái, số hộ còn lại mới vừa trồng loại cây này. Được biết hiện nay giá gấc đang được thương lái thu mua với giá khá cao, trọng lượng trái gấc từ 800 gram trở lên có giá 15.000 đồng/kg, còn nhẹ hơn thì dao động từ 10.000 - 12.000 đồng/kg.

Nắm bắt được nhu cầu của thị trường, bà Trần Thoại Phương (thôn Phước Tân, xã Phước Đồng, TP. Nha Trang) đã học hỏi kinh nghiệm nuôi rắn mối. Từ nguồn lãi nuôi rắn mối, bà đầu tư mở thêm trại nuôi thỏ. Nhờ thế, mỗi tháng, trang trại của bà cho thu nhập hàng chục triệu đồng.