Nông Dân Thành Phố Hồ Chí Minh Méo Mặt Vì Cải Xanh Rớt Giá Thê Thảm

Gần 3 tháng nay, nhiều hộ nông dân ở xã Thới Tam Thôn 6 (Huyện Hóc Môn, TP HCM) trong tình cảnh “đứng ngồi không yên” vì cải xanh rớt giá thê thảm.
Nông dân Lê Văn Thuật (SN 1971) nhìn 5 ha cải xanh ngao ngán: “Bà con trong xã bị cạnh tranh hết sức gay gắt bởi một số loại cải xanh không rõ nguồn gốc và giá rất rẻ”.
Theo ông Thuật, giá cải xanh do nông dân trồng hiện còn 1.000-2.000 đồng/kg, chỉ bằng 1/10 so với trước. “Hôm nào không có cải xanh từ nơi khác đến, chợ khan hiến, mới bán được 10.000 -12.000 đồng/kg. Nhưng một tháng chỉ có vài ngày bán được với giá đó” - ông Thuật buồn bã nói.
Tương tự, gần một tháng nay, anh Nguyễn Văn Sĩ (SN 1983) “ăn không ngon, ngủ không yên” vì cải xanh rớt giá như bèo. “Vụ mùa vừa rồi tôi lỗ gần 10 triệu đồng. Mong sao đợt thu hoạch lần này thu hồi lại vốn” - Anh tâm sư.
Theo nhiều hộ nông dân trong xã, do hầu hết các hộ đều trồng cải xanh theo kiểu manh mún, chưa đảm bảo tốt về số lượng, chất lượng và nhất là không có thương hiệu chính thống nên không bán được giá cao, cũng như không vào được siêu thị.
Bà Kiều Thu (SN 1978) cho biết: “Nếu bán cải xanh cho các siêu thị thì phải đáp ứng nhiều tiêu chuẩn khắt khe. Khâu thanh toán tiền tại các siêu thị khá chậm nên chúng tôi không còn vốn để trồng tiếp nên buộc phải bán cho thương lái ngoài chợ để thu hồi vốn nhanh”.
Có thể bạn quan tâm

Chỉ sau một cơn mưa trái mùa, nhiều diện tích lúa ĐX ở các huyện phía tây của tỉnh Tiền Giang sắp thu hoạch bị thiệt hại nặng nề.

Ngày 18.6, tại TP. Bắc Ninh, T.Ư Hội NDVN tổ chức hội nghị giao ban Công tác hội và phong trào ND khu vực đồng bằng sông Hồng 6 tháng đầu năm 2012. Phó Chủ tịch T.Ư Hội Lều Vũ Điều chủ trì hội nghị.

Nước trong ao được bơm cạn dần, cua trú ngụ trong những bó chà, bò ra ngoài và được bắt lên bằng vợt lưới. Con nào con ấy bằng bàn tay, màu nâu xám, đôi càng to bằng ngón tay cái. Để lên bàn cân, trung bình 400 g/con. Thử nghiệm nuôi cua xanh từ nguồn giống sinh sản nhân tạo tại Bình Định trong 3 tháng 20 ngày đã đạt hiệu quả như vậy.

Là một trưởng ấp năng nổ nhiệt tình, được nhân dân tín nhiệm trong 2 nhiệm kỳ, ông Nguyễn Văn Tạo ấp Sơn Phụng xã Sơn Định huyện Chợ Lách còn được nông dân trong và ngoài ấp biết đến bởi bản chất cần cù, chịu khó vươn lên phát triển kinh tế gia đình bằng chính sức lao động của mình, trong đó có mô hình nuôi gà nòi lai thả vườn.

Sử dụng chế phẩm sinh học (hay còn gọi là Mem vi sinh) không chỉ giúp tôm nuôi khỏe mạnh, mau lớn, mà còn tạo ra những sản phẩm tôm chất lượng tốt đồng thời giảm chi phí sản xuất, tăng lợi nhuận