Nông Dân Tập Trung Chăm Sóc Cây Trồng Vụ Hè Thu

Theo Sở Nông nghiệp - PTNT thì tính đến nay, toàn tỉnh đã gieo trồng được hơn 63.093 ha các loại cây trồng vụ hè thu, đạt gần 84,5% so với kế hoạch đề ra.
Cùng với việc gieo trồng những giống tốt, đúng kỹ thuật thì ngành chức năng còn lưu ý nông dân cần thường xuyên thăm đồng, chăm sóc, phát hiện dịch bệnh để kịp thời có hướng xử lý phù hợp. Nhờ đó hiện nay, các loại cây trồng đều đang sinh trưởng và phát triển tốt.
Vào thời điểm này, bà con nông dân của huyện Đắk Mil đang tập trung ra đồng chăm sóc, phòng bệnh cho cây trồng vụ hè thu.
Chị Nguyễn Thị Mơ ở thôn Thuận Nam, xã Thuận An cho biết: “Với hơn 2 ha đất trồng đậu phộng, khoai lang và khoai môn, tôi đã bỏ ra gần 20 triệu đồng để mua phân hóa học, hữu cơ để bón thúc cho cây nhanh phát triển. Hiện nay, các diện tích cây trồng đều phát triển tốt, chưa có biểu hiện của sâu bệnh”.
Theo UBND xã Thuận An thì cùng với cây ngô lai, trong những năm gần đây, các loại đậu đỗ, khoai môn cũng đã được bà con phát triển nhiều. Riêng vụ hè thu này, toàn xã cũng đã xuống giống được hơn 2.000 ha các loại cây trồng, chính quyền đang động viên nhân dân tăng cường nhân lực, tiền của để tập trung làm cỏ, bón phân.
Theo Phòng Nông nghiệp - PTNT huyện Đắk Mil thì vụ hè thu, địa phương đã gieo trồng được gần 14.500 ha, đạt 87% so với kế hoạch; trong đó 2 loại cây đạt diện tích theo kế hoạch là ngô với 7.000 ha và đậu đỗ các loại với 2.400 ha. Hiện nay, ngành nông nghiệp địa phương đang hướng dẫn nhân dân tranh thủ thời tiết để làm cỏ, bón phân, theo dõi dịch bệnh cho diện tích đã gieo trồng nhằm đảm bảo một vụ sản xuất thắng lợi.
Tương tự, theo Phòng Nông nghiệp-PTNT huyện Chư Jút thì nhờ có sự chủ động cả từ phía cơ quan chuyên môn, chính quyền địa phương và nhà nông nên đến nay, toàn huyện đã gieo trồng được hơn 15.252/16.744 ha. Trong đó, một số loại cây trồng vượt so với kế hoạch, như ngô: 8.000 ha/7.909 ha, đậu các loại 850/750 ha.
Để nhân dân thực hiện việc gieo trồng đúng kỹ thuật, phòng chống bệnh hiệu quả, cán bộ nông nghiệp, khuyến nông, bảo vệ thực vật địa phương đã thường xuyên có mặt tại các xã, thôn, bon để kiểm tra, theo dõi tình hình sản xuất. Vì vậy, một số bệnh thông thường xuất hiện trên cây ngô như sâu xám, sâu đục thân, trên các loại đậu như sâu xanh, sâu khoang, đã được phòng, trừ kịp thời.
Có thể bạn quan tâm

Từ đầu tháng 4 đến nay, cả tư thương và nông dân xã Bản Lầu, huyện Mường Khương (Lào Cai) như “ngồi trên đống lửa” vì dứa đã đến cuối kỳ thu hoạch, nhưng thương lái bỗng dừng việc thu mua, vận chuyển.

Từ nguồn kinh phí của Trung tâm Khuyến nông và Khuyến ngư tỉnh Đồng Tháp hỗ trợ, sự phối hợp của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trạm Khuyến nông, Hội Làm vườn huyện Lấp Vò triển khai thực hiện mô hình sản xuất xoài an toàn xã Định Yên với qui 5ha của 6 hộ dân thuộc ấp An Khương.

Qua gần 1 năm triển khai, với sự hỗ trợ, hướng dẫn của ngành Khuyến nông, trong tháng 2-2014, trại thanh long ruột đỏ của ông Trần Công Sơn (ấp Thân Đức, xã Thân Cửu Nghĩa) được tổ chức VietCert cấp Giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP. Đây cũng là trại thanh long đầu tiên trên địa bàn huyện Châu Thành (Tiền Giang) được chứng nhận đạt tiêu chuẩn này.

Trong khi giá các loại cá rô, cá lóc, cá trê… liên tục rớt thê thảm khiến cho người nuôi điêu đứng, thì cá sặc rằn vẫn hút hàng và giá vẫn rất cao, từ 55.000 đến 60.000 đồng/kg và một ưu thế nữa của cá sặc rằn đó chính là người nuôi cá không bị tiểu thương ép giá, bởi cá sặc rằn càng lớn thì giá càng cao.

Khi hoa vải thiều bung nở cũng là lúc hàng chục nghìn đàn ong khắp các nơi trong cả nước "bay” về Lục Ngạn - Bắc Giang (huyện có 18 nghìn ha vải thiều) "đánh” mật. Mùa khai thác mật ong lớn nhất trong năm ở vương quốc vải thiều đã bắt đầu.