Nông dân Quảng Trị xung kích xây dựng nông thôn mới

Đó là kết quả của sự đồng sức, đồng lòng thực hiện các cam kết đã được Hội ND tỉnh triển khai suốt 5 năm nay.
Vai trò xung kích
Ông Nguyễn Ngọc Lương – Phó Chủ tịch Hội ND tỉnh Quảng Trị cho biết, là cơ quan gần gũi với hơn 80% dân số là ND nên ngay từ ban đầu Hội xác định vai trò xung kích trong phong trào xây dựng nông thôn mới (NTM).
“Hội đã chọn 4 tiêu chí là: Vệ sinh môi trường, dạy nghề cho lao động nông thôn, giảm tỷ lệ hộ nghèo, xây dựng gia đình văn hóa làng bản văn hóa gắn với phong trào xây dựng nông thôn mới để tập trung thực hiện.
Bằng hình thức tuyên truyền đa dạng, phong phú như tập huấn thông qua hoạt động hội, sinh hoạt các câu lạc bộ qua các buổi tuyên truyền miệng, sử dụng hệ thống truyền thanh cơ sở, bản tin, trang thông tin điện tử của Hội, hội thi sân khấu hóa… thu hút trên 82% hội viên ND tham gia, hưởng ứng...” - ông Lương chia sẻ.
Bên cạnh đó, Hội đã tổ chức đào tạo nghề, tổ chức các hoạt động khuyến nông - khuyến ngư, chuyển giao khoa học kỹ thuật, công nghệ mới cho ND sản xuất, tăng năng suất.
Xây dựng các mô hình trình diễn để ND học tập, làm theo.
Loại hình dạy nghề được chú trọng là “Lấy ND dạy ND”, dạy nghề tại chỗ... gắn với giải quyết việc làm bằng cách liên kết với các doanh nghiệp ký kết hợp đồng đào tạo để khi học viên ra trường có việc làm...
ND Quảng Trị tích cực tham gia làm đường giao thông nông thôn.
Trong 5 năm qua, hội viên ND đã tự nguyện hiến 23.714 m2 đất, đóng góp 832.443 ngày công, làm mới và sửa chữa 3.714 km đường giao thông, xây dựng 65 cổng chào, nạo vét 547 km kênh mương…
Phong trào ND sản xuất, kinh doanh giỏi (KDSXG) các cấp đã tạo việc làm cho hàng ngàn người lao động ở nông thôn.
Chỉ tính riêng năm 2014, toàn tỉnh có gần 24.000 hộ đạt hộ KDSXG cac cấp, 75.377 gia đình ND đạt gia đình văn hóa.
Ngoài ra, Hội ND còn đóng góp nhiều cách làm hay, giải quyết được những vấn đề khó như dồn điền đổi thửa, di dời mồ mả…
Tích cực hỗ trợ ND
Để ND phát triển sản xuất, giải quyết bài toán thu nhập, hộ nghèo, Hội ND tỉnh Quảng Trị đã tìm nhiều cách hỗ trợ ND.
Ngoài đào tạo và giải quyết việc làm sau đào tạo nghề, Hội còn vận dụng linh hoạt nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ ND (HTND) để giúp ND có vốn đầu tư sản xuất.
Tính đến nay, tổng nguồn vốn Quỹ HTND tỉnh Quảng Trị là trên 11 tỷ đồng, cho vay theo hình thức xoay vòng, mô hình tổ nhóm với lãi suất thấp, thủ tục nhanh chóng để phục vụ phát triển sản xuất, kinh doanh có sự liên kết của các tổ hợp tác trong cùng khu dân cư.
Ngoài ra, Hội còn cho vay nguồn ủy thác qua Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn với tổng dư nợ đến nay lên đến 299,5 tỷ đồng.
Từ nguồn vốn vay, nhiều mô hình làm ăn hiệu quả như chăn nuôi lợn-cá, nuôi cá chình lồng, chăn nuôi bò lai, phát triển cao su, hấp sấy cá…giải quyết từ 10-15 lao động trên mỗi mô hình.
Theo ông Lương, trong thời gian tới Hội sẽ tiếp tục thực hiện phong trào “Quảng Trị chung sức xây dựng NTM” gắn với 3 phong trào thi đua lớn của Hội là phong trào “ND thu đua sản xuất, kinh doanh giỏi”, “đoàn kết giúp nhau làm giàu” và phong trào “ giảm nghèo bền vững”.
Có thể bạn quan tâm

Đã nhiều năm nay anh Nguyễn Thanh Hồng ở ấp 2, xã Suối Cát, huyện Xuân Lộc (Đồng Nai) trồng bầu bí luôn đạt năng suất và cho thu nhập cao. Với 1,2 hécta bầu bí, hàng năm gia đình anh lãi 80 triệu đồng sau khi trừ chi phí.

Rời quê hương Thanh Hóa vào nhập cư, làm ăn sinh sống ở xã Ea Trol – 1 xã miền núi của huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên. Với số vốn 10 triệu đồng đã vay mượn của anh em, bà con, bạn bè ở quê, ông Nguyễn Tài Khoa mua 3 ha cà phê, gọi là vốn giắt lưng ban đầu để gia đình ông bén rễ và hình thành một cuộc sống mới ở vùng đất xa xôi này.

Từ khi Trung tâm Khuyến nông - khuyến ngư Tiền Giang và Trạm Khuyến nông - khuyến ngư huyện Cai Lậy triển khai thí điểm các mô hình ương con theo hướng an toàn sinh học đến nay, các mô hình đã đem lại hiệu quả khả quan.

Theo Ban chỉ đạo bảo hiểm nông nghiệp tỉnh Trà Vinh, tính đến đầu tháng 6-2013, Công ty Bảo hiểm Bảo Minh Trà Vinh đã chi trên 45,5 tỉ đồng để bồi thường thiệt hại cho gần 70 ao nuôi thủy sản tham gia bảo hiểm nông nghiệp (BHNN); trong đó có 40 ao nuôi cá tra diện tích 11,08 ha bị thiệt hại, với số tiền bồi thường 44,85 tỉ đồng; khoảng 30 ao nuôi tôm sú và tôm thẻ chân trắng số tiền bồi thường trên 900 triệu đồng...

Đó là mô hình của hộ Nguyễn Văn Mừng (ấp La Ghi, xã Long Vĩnh - Duyên Hải - Trà Vinh). Gia đình có 1 ha đất nuôi tôm, trong đó có 2 công đất là bãi bồi. Hiện ông khai thác 2 công đất vốn không hiệu quả kinh tế này để nuôi vọp.