Nông dân Quảng Trị xung kích xây dựng nông thôn mới

Đó là kết quả của sự đồng sức, đồng lòng thực hiện các cam kết đã được Hội ND tỉnh triển khai suốt 5 năm nay.
Vai trò xung kích
Ông Nguyễn Ngọc Lương – Phó Chủ tịch Hội ND tỉnh Quảng Trị cho biết, là cơ quan gần gũi với hơn 80% dân số là ND nên ngay từ ban đầu Hội xác định vai trò xung kích trong phong trào xây dựng nông thôn mới (NTM).
“Hội đã chọn 4 tiêu chí là: Vệ sinh môi trường, dạy nghề cho lao động nông thôn, giảm tỷ lệ hộ nghèo, xây dựng gia đình văn hóa làng bản văn hóa gắn với phong trào xây dựng nông thôn mới để tập trung thực hiện.
Bằng hình thức tuyên truyền đa dạng, phong phú như tập huấn thông qua hoạt động hội, sinh hoạt các câu lạc bộ qua các buổi tuyên truyền miệng, sử dụng hệ thống truyền thanh cơ sở, bản tin, trang thông tin điện tử của Hội, hội thi sân khấu hóa… thu hút trên 82% hội viên ND tham gia, hưởng ứng...” - ông Lương chia sẻ.
Bên cạnh đó, Hội đã tổ chức đào tạo nghề, tổ chức các hoạt động khuyến nông - khuyến ngư, chuyển giao khoa học kỹ thuật, công nghệ mới cho ND sản xuất, tăng năng suất.
Xây dựng các mô hình trình diễn để ND học tập, làm theo.
Loại hình dạy nghề được chú trọng là “Lấy ND dạy ND”, dạy nghề tại chỗ... gắn với giải quyết việc làm bằng cách liên kết với các doanh nghiệp ký kết hợp đồng đào tạo để khi học viên ra trường có việc làm...
ND Quảng Trị tích cực tham gia làm đường giao thông nông thôn.
Trong 5 năm qua, hội viên ND đã tự nguyện hiến 23.714 m2 đất, đóng góp 832.443 ngày công, làm mới và sửa chữa 3.714 km đường giao thông, xây dựng 65 cổng chào, nạo vét 547 km kênh mương…
Phong trào ND sản xuất, kinh doanh giỏi (KDSXG) các cấp đã tạo việc làm cho hàng ngàn người lao động ở nông thôn.
Chỉ tính riêng năm 2014, toàn tỉnh có gần 24.000 hộ đạt hộ KDSXG cac cấp, 75.377 gia đình ND đạt gia đình văn hóa.
Ngoài ra, Hội ND còn đóng góp nhiều cách làm hay, giải quyết được những vấn đề khó như dồn điền đổi thửa, di dời mồ mả…
Tích cực hỗ trợ ND
Để ND phát triển sản xuất, giải quyết bài toán thu nhập, hộ nghèo, Hội ND tỉnh Quảng Trị đã tìm nhiều cách hỗ trợ ND.
Ngoài đào tạo và giải quyết việc làm sau đào tạo nghề, Hội còn vận dụng linh hoạt nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ ND (HTND) để giúp ND có vốn đầu tư sản xuất.
Tính đến nay, tổng nguồn vốn Quỹ HTND tỉnh Quảng Trị là trên 11 tỷ đồng, cho vay theo hình thức xoay vòng, mô hình tổ nhóm với lãi suất thấp, thủ tục nhanh chóng để phục vụ phát triển sản xuất, kinh doanh có sự liên kết của các tổ hợp tác trong cùng khu dân cư.
Ngoài ra, Hội còn cho vay nguồn ủy thác qua Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn với tổng dư nợ đến nay lên đến 299,5 tỷ đồng.
Từ nguồn vốn vay, nhiều mô hình làm ăn hiệu quả như chăn nuôi lợn-cá, nuôi cá chình lồng, chăn nuôi bò lai, phát triển cao su, hấp sấy cá…giải quyết từ 10-15 lao động trên mỗi mô hình.
Theo ông Lương, trong thời gian tới Hội sẽ tiếp tục thực hiện phong trào “Quảng Trị chung sức xây dựng NTM” gắn với 3 phong trào thi đua lớn của Hội là phong trào “ND thu đua sản xuất, kinh doanh giỏi”, “đoàn kết giúp nhau làm giàu” và phong trào “ giảm nghèo bền vững”.
Có thể bạn quan tâm

Tại đại hội cổ đông thường niên tổ chức ngày 18-4 ở TP HCM, ông Đoàn Nguyên Đức (bầu Đức), Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (HAGL), cho biết tổng doanh thu của tập đoàn trong năm 2013 đạt 2.773 tỉ đồng, lợi nhuận sau thuế là 972 tỉ đồng.

Sáng 18/4/2014, Viện Lúa ĐBSCL phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Vĩnh Long tổ chức hội thảo lần 2 đề tài “Chọn lọc giống khoai lang mới và xây dựng vùng sản xuất giống tại huyện Bình Tân- Vĩnh Long”. Hội thảo đã tập trung thảo luận phẩm chất các giống khoai mới, nhu cầu thị trường trước khi đưa vào sản xuất đại trà.

Tưới nước ít hơn vẫn bảo đảm năng suất, thông tin này được giới khoa học đưa ra thời gian gần đây đã thu hút sự quan tâm của nông dân làm cà phê. Điều đó càng đặc biệt có ý nghĩa khi tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu đang hiện hữu, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống, trong đó có sự sụt giảm mực nước ngầm phục vụ tưới tiêu cho cây trồng…

Giữa năm 2013, tại một số huyện trong tỉnh Đắk Nông, người dân đã đốn bỏ hàng trăm hécta ca cao bởi nhiều nguyên nhân như giá cả, dịch vụ thu mua kém, dịch bệnh… Tuy nhiên, hiện nay, giá ca cao tăng lên trở lại từ 50.000 - 57.000 đồng/kg hạt. Điều này cho thấy, thị trường ca cao đang có nhiều tiềm năng hứa hẹn đối với nông dân.

Sau khi thu hoạch xong tỏi đông xuân 2013-2014, bà con nông dân huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) đã khẩn trương bắt tay vào sản xuất gần 80 ha hành tháng 2 âm lịch. Đây là một trong những vụ hành chính vụ được bà con nông dân trên đảo kỳ vọng.