Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nông dân Quảng Nam méo mặt vì sản xuất lúa giống

Nông dân Quảng Nam méo mặt vì sản xuất lúa giống
Ngày đăng: 29/06/2015

Nguyên nhân do ngay từ đầu vụ sản xuất, các Hợp tác xã ký hợp đồng với Công ty Trách nhiệm Hữu hạn và Khoa học Công nghệ Vĩnh Hòa, tỉnh Nghệ An để sản xuất, cung ứng lúa giống cho đơn vị này. Lúa gặt về, bà con “trông mòn con mắt” chẳng thấy Công ty này đến mua.

Đã 2 tháng trôi qua, vợ chồng bà Ngô Thị Tư ở thôn Trà Châu, xã Duy Sơn, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam mỏi mắt trông chờ doanh nghiệp đến mua mấy tấn lúa giống thảo dược gia đình bà sản xuất theo hướng dẫn của Hợp tác xã Duy Sơn 2. Doanh nghiệp thì “bặt vô âm tín”, còn Hợp tác xã chẳng biết ăn nói với bà con thế nào. Chồng bà Tư mắc bệnh thận phải chữa trị tốn hàng cả chục triệu đồng, cả nhà trông chờ vào mấy tấn lúa, mà lúa thì chất đống từ ngày này qua ngày khác.

Theo phản ánh của người dân địa phương, vụ Đông- xuân vừa qua, xã viên của 3 HTX tại huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam là Duy Sơn, Duy Phước và Duy Hòa được huyện hỗ trợ tiền để sản xuất giống lúa thảo dược theo hợp đồng ký kết với Công ty Trách nhiệm Hữu hạn và Khoa học Công nghệ Vĩnh Hòa, tỉnh Nghệ An.

Cánh đồng 13 héc ta được HTX Duy Sơn 2 chọn sản xuất lúa giống

Doanh nghiệp cam đoan chắc nịch sẽ mua toàn bộ sản lượng sau khi thu hoạch. Thế là, bà con không ngần ngại chuyển hơn 50 héc ta sang sản xuất lúa giống thảo dược. Bà Nguyễn Thị Thơm, ở thôn Trà Châu, xã Duy Sơn 2, huyện Duy Xuyên cho biết, gần 2 tháng sau khi thu hoạch lúa vẫn không thấy bóng dáng doanh nghiệp đến thu mua, trong khi điều kiện bảo quản lúa giống không đảm bảo dễ bị hỏng.

Từ nhiều năm nay, các Hợp tác xã ở tỉnh Quảng Nam ký kết hợp đồng sản xuất, cung ứng lúa giống cho các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh. Tuy nhiên, do chưa nắm rõ “lai lịch” của doanh nghiệp nên không ít hợp tác xã bị doanh nghiệp “quỵt nợ” hoặc lặng lẽ “rút êm”.

Ông Phạm Văn Du, Chủ tịch Hội đồng Quản trị, kiêm Giám đốc Hợp tác xã Duy Sơn 2, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam cho biết, Hợp tác xã từng được xem là “bà đỡ” của kinh tế hộ, nhưng lúc này, khi doanh nghiệp đơn phương phá vỡ hợp đồng thì xã viên là người chịu thiệt trước tiên. Vì vậy, theo ông Du, cần có một cơ quan chức năng đứng ra bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho hợp tác xã và xã viên.

Ông Du cho hayt, vụ lúa vừa qua, Hợp tác xã đã chọn cánh đồng Cả rộng 13 héc ta, nơi được xem là “vựa lúa” của địa phương để sản xuất lúa giống thảo dược theo hợp đồng ký kết với Công ty Trách nhiệm Hữu hạn và Khoa học Công nghệ Vĩnh Hòa, không ngờ lại bị doanh nghiệp làm khổ nông dân.


Có thể bạn quan tâm

Cà Mau tìm giải pháp nâng cao chất lượng tôm giống Cà Mau tìm giải pháp nâng cao chất lượng tôm giống

Ngày 4/8, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau tổ chức hội nghị bàn giải pháp quản lý và nâng cao chất lượng tôm giống.

07/08/2015
Tiền Giang dự kiến có 20 hộ nuôi tôm, cá đạt VietGAP vào cuối năm Tiền Giang dự kiến có 20 hộ nuôi tôm, cá đạt VietGAP vào cuối năm

Hiện nay, Tiền Giang chỉ mới có một cơ sở nuôi tôm sú tại xã Kiểng Phước, huyện Gò Công Đông đạt VietGAP. Tuy nhiên, dự kiến đến cuối năm 2015, toàn tỉnh sẽ có thêm 19 hộ nuôi tôm nước lợ và cá tra được chứng nhận VietGAP.

07/08/2015
Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp năm 2020, An Giang quy hoạch sản xuất cá tra đạt 1.430 ha Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp năm 2020, An Giang quy hoạch sản xuất cá tra đạt 1.430 ha

Theo Đề án, An Giang quy hoạch sản xuất cá tra đến năm 2020 đạt 1.430 ha chủ yếu ở các địa phương như sau: Long Xuyên, Thoại Sơn, Tân Châu, Châu Thành, Châu Phú, Chợ Mới và Phú Tân.

07/08/2015
Có thể khắc phục hiện tượng nghêu chết? Có thể khắc phục hiện tượng nghêu chết?

Từ tháng 3-2015 đến nay, hiện tượng nghêu chết hàng loạt trên diện rộng và kéo dài ở các hợp tác xã (HTX) thủy sản ven biển Bến Tre đã làm giảm thu nhập của người dân. Có nhiều ý kiến khác nhau về nguyên nhân dẫn đến thực trạng này như nắng nóng kéo dài, độ mặn trong nước biển tăng cao và bị nhiễm bẩn. Cơ quan Thú y Vùng VI đã phát hiện vi khuẩn trên các mẫu thử gửi của khu vực biển Bình Đại. Đến nay, mọi công tác khắc phục chỉ có thể ở mức tương đối…

07/08/2015
Châu Thành (Tây Ninh) trồng cây trôm cho thu nhập khá Châu Thành (Tây Ninh) trồng cây trôm cho thu nhập khá

Nhờ mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng mà gia đình ông Nguyễn Văn Minh (sinh năm 1965, ngụ tổ 2, ấp Tân Định, xã Biên Giới, huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh) đã thu về lợi nhuận khoảng 60 triệu đồng/năm từ cây trôm.

07/08/2015