Nông Dân Phước Vinh Khổ Vì Mì Ngập Nước

Những ngày đầu tháng 7 này, trên các tuyến đường nông thôn thuộc các ấp Phước Thạnh, Phước Lập, Phước Lộc (xã Phước Vinh, huyện Châu Thành - Tây Ninh), nhiều hộ gia đình đang tất bật tranh thủ thu hoạch khoai mì.
Ông Nhân - một nông dân ở ấp Phước Lộc cho biết, vì ruộng mì bị mưa gây ngập úng nên mặc dù mì chưa đủ tuổi cũng phải nhổ lên để bán. Vụ này ông Nhân có trên 30 ha mì bị ngập nước, thiệt hại ước trên 300 triệu đồng.
Các đám mì của anh Nguyễn Văn Hớn (0,7 ha), anh Lê Văn Tủng (trên 1 ha), Huỳnh Văn Tâm (0,6 ha) gần đấy cũng đều bị thiệt hại nặng, chỉ còn trơ lại cây.
Ông Đỗ Văn Dũng- Trưởng ấp Phước Lộc cho biết, hiện nay người dân trong ấp đang khốn đốn vì mưa gây ngập úng làm hư hết mì. Kêu lái đến bán đổ bán tháo nhưng không ai dám mua vì mì chưa đến tuổi, chữ bột chẳng có bao nhiêu. Người dân đành ngậm ngùi nhìn mì bị thiệt hại. Chính gia đình ông Dũng cũng bị thiệt hại trên 20 triệu đồng do mì bị ngập gâ úng, thối củ.
Anh Nguyễn Minh Đắng- 37 tuổi cho biết, hiện nay chỉ có lò mì ở xã Hoà Hiệp thu mua củ mì, nhưng giá mua chưa tới 2.000 đồng/kg 30 chữ bột; còn mì của người dân giờ chỉ có 20 chữ bột thì bán chỉ được 1.300 đồng/kg, “nếu trừ công xe thì nông dân chỉ còn thu được 900 đồng/kg, lỗ là cái chắc”- anh Đắng ngậm ngùi nói.
Trong những năm qua, tình trạng trồng mì tràn lan, mạnh ai nấy trồng - cả trên đất trũng nên mới xảy ra tình trạng thiệt hại nặng nề khi có mưa sớm, mưa nhiều. Ngành chức năng cần có biện pháp khuyến cáo để nhà nông hạn chế được thiệt hại trong sản xuất, trồng trot.
Có thể bạn quan tâm

Mùa khô hạn, chuồng trại nuôi dê phải khô ráo, sạch sẽ, thông thoáng, tránh được nóng và ẩm ướt. Sàn chuồng phải cách mặt đất từ 50 – 80cm. Chuồng nuôi cần đảm bảo diện tích: Dê đực giống: 1,5 - 2m2, dê thịt 0,6m2. Cần tăng cường vệ sinh chuồng trại, vệ sinh sạch sẽ máng ăn, máng uống hàng ngày, định kỳ phun thuốc sát trùng 2 tuần/lần.

Vịt trời vốn bị coi là loài không có tác dụng. Nhưng vài năm trở lại đây, một số hộ nông dân miền xuôi đã thuần chủng, nuôi loài vật này, thu nhập cao. Cách làm này đã được ông Cầm Văn Luân, bản Chiến, xã Chiềng San (Mường La, Sơn La) học tập, áp dụng xây dựng mô hình nuôi vịt trời hiệu quả.

Năm 2012, Công ty TNHH Trung Đồng (TP.Biên Hòa) nhập lô bò Úc nguyên con đầu tiên về Việt Nam. Tiếp theo đó, không thiếu các tập đoàn, doanh nghiệp (DN) trong ngành thực phẩm và không trong ngành thực phẩm tham gia nhập và phân phối bò Úc, như: Vissan, Hoàng Anh Gia Lai... “Cơn sốt” nhập bò Úc hiện vẫn lan nhanh.

Hiện nay, trong khi nhiều thanh niên nông thôn lên thành phố tìm kiếm việc làm, không mấy người mặn mà với công việc nhà nông thì anh Mai Tất Thát (thôn Bảo Châu, xã Đông La, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình) lại quyết tâm theo đuổi, đưa giống thỏ trắng New Zealand về nuôi thử nghiệm. Bằng niềm đam mê, sự sáng tạo, anh đã vượt qua mọi gian khó, nỗ lực vươn lên thoát nghèo, làm giàu ngay trên đất quê hương.

Trong tháng 6 tới, những lứa bò Kobe đầu tiên “made in Việt Nam” xuất chuồng và bán tại thị trường Lâm Đồng.