Nông Dân Phú Tân Được Mùa Tôm Thẻ Chân Trắng

Từ đầu năm 2013 đến nay, diện tích nuôi tôm công nghiệp trên địa bàn huyện Phú Tân (Cà Mau) phát triển nhanh, năng suất thu hoạch khá. Riêng bà con khu vực thị trấn Cái Đôi Vàm hiện đang trúng mùa tôm thẻ chân trắng.
Hiện toàn huyện có hơn 1.200 ha đất nuôi tôm công nghiệp, gần 50% diện tích này đã cho thu hoạch vụ nuôi đầu tiên với năng suất bình quân 7 tấn/ha. Riêng tôm thẻ chân trắng năng suất đạt 8 tấn/ha.
Năng suất đạt khá cùng với giá cả tương đối hợp lý, người nuôi đa số có lời. Thị trấn Cái Đôi Vàm là khu vực phát triển mạnh loại hình nuôi tôm thẻ chân trắng theo hình thức công nghiệp.
Ông Huỳnh Minh Luân, hộ nuôi tôm ở thị trấn Cái Đôi Vàm, là một trong những hộ nuôi có hiệu quả nhiều năm qua, khẳng định, vùng đất ở thị trấn Cái Đôi Vàm là vùng đất bãi bồi, rất thích nghi để cho tôm thẻ chân trắng sinh sống và phát triển. Vì vậy, bà con nơi đây nuôi tôm thẻ chân trắng nhiều hơn nuôi tôm sú và hiệu quả cũng khá cao.
Hiện tại, nhiều hộ đang thu hoạch với năng suất khá cao. Tỷ lệ đầu con/kg càng thấp, người nuôi càng có lời. Do điều kiện thuận lợi, nhiều hộ nuôi thẻ chân trắng ở đây kéo dài thời gian nuôi để tôm đạt trọng lượng bình quân 35 con/kg.
Cũng theo ông Huỳnh Minh Luân, nhiều hộ nuôi tôm công nghiệp ở thị trấn Cái Đôi Vàm có người nuôi đạt trọng lượng khoảng 30 con/kg, năng suất đạt hơn 15 tấn/ha. Với trọng lượng như vậy, mỗi ký tôm thẻ chân trắng hiện có giá 170.000 đồng, người nuôi sẽ có khoản lời bằng với vốn đã đầu tư.
Không riêng thị trấn Cái Đôi Vàm mà phần lớn người nuôi thẻ chân trắng trên địa bàn huyện Phú Tân những tháng đầu năm nay đều có thu hoạch khá.
Huyện Phú Tân đang quy hoạch, phát triển các vùng nuôi tôm công nghiệp tập trung. Hiện tại, diện tích nuôi tôm công nghiệp trên địa bàn huyện vượt kế hoạch đề ra trong năm 2013. Với diện tích phát triển nhanh và năng suất đạt khá, loại hình nuôi tôm công nghiệp đang là thế mạnh, mũi nhọn để tăng năng suất tôm nuôi ở Phú Tân hiện nay.
Có thể bạn quan tâm

Những năm qua, cùng với nhiều địa phương khác trong tỉnh Thái Bình, hơn 30 hộ nông dân xã Độc Lập (Hưng Hà) đã mạnh dạn chuyển đổi diện tích đất chua trũng, hoang hóa, cấy lúa kém hiệu quả sang xây dựng mô hình chăn nuôi cá truyền thống kết hợp với nuôi gia súc, gia cầm cho hiệu quả kinh tế cao. Phát huy những lợi thế đó, nhiều hộ nông dân trong xã đã từng bước xóa đói, giảm nghèo và vươn lên làm giàu ngay trên chính mảnh đất quê hương.

Khoảng năm 2010, phường Mũi Né phát hiện có một người ở Đức Thắng thả bè nuôi cá bớp, UBND phường mời lên thông báo cho họ biết khu vực này không quy hoạch để nuôi cá, sau đó người này đã dẹp.

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, diện tích nuôi trồng thủy sản trong kỳ ước tính đạt 933 nghìn ha, tăng 1,4% so với cùng kỳ năm trước, trong đó diện tích nuôi cá đạt 286 nghìn ha, xấp xỉ cùng kỳ; diện tích nuôi tôm đạt 601 nghìn ha, tăng 1,1%.

Điều đặc biệt là thương lái chỉ thu mua bông thanh long trước khi nở một ngày, không phân biệt lớn nhỏ, và không lấy bông đã nở. Bông thanh long trước khi nở một ngày đang được thu mua 3.500 đồng/1kg. Ảnh: Zen Nguyễn. Đang trong thời vụ chính nên sản lượng bông thanh long rất cao. Mùa vụ chính, giá thanh long rẻ nên nhiều hộ đã tranh thủ cắt bông đem bán.

Năm 2013, huyện Ba Bể (Bắc Kạn) đã triển khai xây dựng mô hình chăn nuôi thỏ quy mô nông hộ. Mô hình do Công ty cổ phần Thương mại và sản xuất thực phẩm Hà Nội làm chủ đầu tư trên cơ sở hỗ trợ của dự án 3PAD tỉnh Bắc Kạn, đến nay, mô hình đã thu được nhiều kết quả.