Nông dân phấn khởi do giá tôm nước lợ tăng mạnh

Ông Lê Văn Danh, thương lái mua tôm ở thị trấn Vàm Láng, huyện Gò Công Đông cho biết, sau thời gian giá tôm sú và thẻ chân trắng các loại giảm mạnh từ đầu tháng 3/2015, với giá dao động khoảng 72.000 - 85.000 đồng/kg, thì hiện nay, giá tôm bắt đầu tăng mạnh trở lại, trong đó, giá tôm trong tuần đầu tháng 6 tăng 10.000 - 15.000 đồng/kg; trong tuần thứ 2 tiếp tục tăng thêm 3.000 - 5.000 đồng/kg.
Hiện giá tôm sú loại 40 con/kg được thương lái đến tận ao mua giá 180.000 - 200.000 đồng/kg, loại 30 con/kg giá 210.000 - 230.000 đồng/kg. Đối với tôm thẻ chân trắng loại 60 con/kg được thương lái mua giá 106.000 - 114.000 đồng/kg, loại 100 con/kg có giá 86.000 - 90.000 đồng/kg.
Theo ông Danh, giá tôm tăng là do các doanh nghiệp chế biến tôm xuất khẩu đẩy mạnh thu mua tôm nguyên liệu, để đáp ứng các đơn hàng của đối tác. Hiện nay, mặc dù các vùng nuôi tôm thâm canh, bán thâm canh trong tỉnh và các tỉnh lận cận bắt đầu thu hoạch, nhưng sản lượng ít do ảnh hưởng của dịch bệnh, thời tiết trong những tháng đầu năm đã góp phần làm cho giá tôm sú, thẻ chân trắng các loại tăng cao.
Ông Nguyễn Quang Thuận, nông dân nuôi tôm ở xã Phú Thạnh, huyện Tân Phú Đông cho hay, giá thành nuôi tôm sú đang ở mức 110.000 đồng/kg, còn thẻ chân trắng khoảng 70.000 đồng/kg; năng suất tôm sú bình quân khoảng 5 tấn/ha sau 3,5 - 4 tháng nuôi, thẻ chân trắng gần 10 tấn/ha sau 2,5 - 3 tháng nuôi. Với giá tôm này, nông dân có tôm thu hoạch có thể đạt lợi nhuận 350 - 500 triệu đồng/ha đối với tôm sú và 160 - 450 triệu đồng/ha đối với thẻ chân trắng.
Ông Thuận chia sẻ: "Với giá tôm hiện nay thì người nuôi có lợi nhuận tương đối cao, có thể giúp bà con nuôi tôm mạnh dạn đầu tư tái sản xuất, nên nông dân phấn khởi trở lại sau khoảng 3 tháng liên tục giá tôm giảm và ở mức thấp. Tuy nhiên, nuôi tôm rủi ro rất cao do dịch bệnh, nên bà con cần thực hiện đúng quy trình nuôi, đầu tư cơ sở hạ tầng, đáp ứng yêu cầu kỹ thuật, mới hạn chế được dịch bệnh, đạt sản lượng cao".
Từ cuối tháng 5/2015 đến nay, thời tiết đã dịu mát, rất thích hợp để nông dân thả tôm giống cho vụ nuôi mới. Theo số liệu thống kê của Chi cục Thủy sản tỉnh, trong nửa đầu tháng 6/2015, diện tích tôm sú và thẻ chân trắng thâm canh, bán thâm canh được thả nuôi mới hơn 150 ha, nâng tổng diện tích nuôi tôm nước lợ của tỉnh đạt hơn 3.819 ha (trong đó có 2. 612 ha tôm sú nuôi quảng canh cải tiến, trên 379 ha tôm sú nuôi thâm canh, bán thâm canh và hơn 828 ha tôm thẻ chân trắng nuôi thâm canh). Đến nay, toàn tỉnh chỉ thu hoạch hơn 260 ha, với sản lượng tôm thu hoạch đạt khoảng 2.252 tấn.
Có thể bạn quan tâm

Giá bán vải thiều tại Bắc Giang ổn định, dao động từ 8.000 đến 18.000 đồng/kg. Trong khi đó, giá thành phẩm loại ngon tại TPHCM đạt 35.000 đến 40.000 đồng mỗi kg; tại các cửa khẩu dao dộng từ 20.000 đến 22.000 đồng/kg.

Những ngày cuối tháng 11, khi nguồn cung trong nước thiếu hụt trong khi nhu cầu nhập khẩu trên thế giới vẫn cao, giá tiêu trong nước đã vượt mốc 200.000 đồng/kg, mức cao nhất từ trước đến nay.

Năm nào cũng vậy, khi mùa mưa đến, dịch bệnh trên tôm lại có chiều hướng gia tăng, ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất, hiệu quả tôm nuôi. Riêng năm nay dịch bệnh có nguy cơ bùng phát cao hơn khi diện tích tăng quá nhanh trong khi sự trang bị về kiến thức để ứng phó của người nuôi còn quá “mỏng”.

Trước đây, phần lớn những hộ nuôi tôm công nghiệp đều phải đưa điện sinh hoạt vào sản xuất. Do đó, điện áp không ổn định, thường xuyên xảy xa tình trạng cúp điện cục bộ, nhất là vào thời điểm vụ nuôi chính. Bên cạnh đó, tiền điện phải đóng rất cao, có hộ phải đóng đến 40 triệu đồng/tháng.

Năm năm qua, ngoài việc sử dụng khí biogas để làm nguồn thắp sáng, nấu ăn, ông Đoàn Văn Lập ở thôn 3, xã Xuân Phú (Huyện Ea kar, Đắk Lắk) đã tận dụng nước thải biogas để tưới tiêu cho vườn tiêu, không cần sử dụng phân bón nhưng tiêu vẫn phát triển tốt và cho năng suất cao.