Gần Một Nửa Sản Lượng Vải Bắc Giang Được Tiêu Thụ Nội Địa

Tính đến chiều ngày 26/6, toàn tỉnh Bắc Giang đã tiêu thụ được 105.445 tấn vải thiều, chiếm gần 70% tổng sản lượng vải thiều tươi của tỉnh.
Vải thiều được ưu tiên thủ tục xuất khẩu
Trong số này, tổng sản lượng tiêu thụ nội địa khoảng 50.000 tấn (thị trường phía Nam khoảng 32.500 tấn), còn lại là xuất khẩu.
Giá bán vải thiều tại Bắc Giang ổn định, dao động từ 8.000 đến 18.000 đồng/kg. Trong khi đó, giá thành phẩm loại ngon tại TPHCM đạt 35.000 đến 40.000 đồng mỗi kg; tại các cửa khẩu dao dộng từ 20.000 đến 22.000 đồng/kg.
Theo tin từ Báo Bắc Giang, hiện trên địa bàn huyện Lục Ngạn, hàng ngày vẫn có từ 40 đến 50 xe container chở vải thiểu xuất khẩu sang Trung Quốc và một lượng xe tương đương phục vụ tiêu thụ nội địa.
Trong khi đó ở Cửa khẩu quốc tế Kim Thành (thành phố Lào Cai), mặt hàng quả vải được xếp vào luồng xanh (miễn kiểm tra), nên chỉ mất chưa đến 5 phút, xe chở vải đã qua cổng kiểm soát Bắc Sơn (Trung Quốc). Trong dịp này, mỗi ngày có trên 500 tấn vải tươi từ Bắc Giang, Hải Dương xuất khẩu qua Cửa khẩu quốc tế Lào Cai.
Để tìm kiếm thị trường mới, tỉnh Bắc Giang đã thông qua một số doanh nhân đưa sản phẩm vải thiều tươi sang thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore chào hàng và đã được chấp nhận.
Nông dân xã Hồng Giang (huyện Lục Ngạn) đã phối hợp với Viện Nghiên cứu và Phát triển vùng (Bộ Khoa học Công nghệ) thí điểm xuất khẩu vải sang Nhật Bản theo đúng quy trình vệ sinh an toàn thực phẩm CAS (công nghệ làm lạnh đông nhanh của Nhật Bản, được sử dụng để bảo quản hải sản, nông sản và thực phẩm).
Ngày 20/6 vừa qua, 20 tấn vải thiều Lục Ngạn bảo quản theo công nghệ CAS đã được xuất khẩu sang Nhật Bản.
Có thể bạn quan tâm

Trong những năm trở lại đây, nhờ tích cực chuyển đổi cây trồng, vật nuôi, xã Tả Lủng (Mèo Vạc) đã có những bước tiến đáng kể trong phát triển KT - XH. Nhiều hộ dân đã biết đưa các loài vật nuôi mới, có giá trị vào chăn nuôi để nâng cao hiệu quả kinh tế; đặc biệt là mô hình chăn nuôi tập trung theo nhóm hộ.

Việc Bộ Công thương ban hành Thông tư số 29/2014-BCT quy định, hướng dẫn thực hiện Nghị định số 202/2013/NĐ-CP của Chính phủ về quản lí phân bón cùng một loạt quy định về cấp phép, thanh tra, xử lí, XNK, những tưởng giúp thị trường phân bón đi vào quy củ, song thực tế lại rối như canh hẹ.

Yên lập có diện tích 43.783 ha; dân số trên 83 nghìn người; 17 đơn vị hành chính (trong đó có một thị trấn); 17 dân tộc anh em sinh sống. Từ bao đời nay người dân Yên Lập luôn đoàn kết, cần cù, năng động sáng tạo trong lao động sản xuất, anh hùng dũng cảm trong chiến đấu.

Cá bỗng được “phong thần” ở Thanh Hóa, bởi đặc suối Cẩm Lương (Huyện Cẩm Thủy) nhưng chẳng ai dám bắt. Còn tại nhiều tỉnh Tây Bắc, loại cá này được người Tày nuôi làm cảnh trong ao nhà từ ngót trăm năm nay. Gần đây, phong trào “xẻ thịt cá thần" khiến cá bỗng là món đặc sản được bán với giá cao ngất ngưởng.

Các giống ngô lai năng suất cao được bà con đưa vào gieo trồng chủ yếu là: NK 4300, LVN 4, LVN 99, NK66, CP999, CP888… Bên cạnh đó, bà con cũng gieo trồng trên 160 ha khoai lang, 40 ha khoai tây và trên 300ha rau các loại. Đối với cây rau, các xã Linh Sơn, Huống Thượng, Hóa Thượng có diện tích gieo trồng lớn với các loại: Su hào, cà chua, bắp cải, dưa chuột, khoai tây…