Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nông dân phải vươn lên hội nhập

Nông dân phải vươn lên hội nhập
Ngày đăng: 15/10/2015

Chủ tịch quốc hội Nguyễn Sinh Hùng

Những đóng góp của họ  không chỉ trong Cách mạng Tháng 8.1945 mà còn trong các cuộc kháng chiến chống Pháp, Mỹ xâm lược.

Nông dân đã đóng góp sức người sức của, lương không thiếu một cân, quân không thiếu một người.

Rồi đến giai đoạn đổi mới và hội nhập như ngày hôm nay, nông dân cũng là những người đi đầu trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, làm giàu cho quê hương.

Hiện nay, nông dân không chỉ bán được sản phẩm trong tỉnh, trong nước… từ ruộng đến thị trường, mà nông dân còn đưa sản phẩm của của mình đến thị trường quốc tế.

Không phải chỉ đất nước hội nhập mà từng người nông dân phải hội nhập, cạnh tranh với thị trường quốc tế.

Hàng hóa của nông dân sẽ đến với thị trường các nước, đem đến với bạn bè quốc tế các đặc sản.

Nếu nông dân Việt Nam không tự mình làm chủ, vươn lên hội nhập quốc tế được thì đất nước sẽ thua.

Chúng ta phải làm một cuộc cách mạng, ấm no, hạnh phúc cho cá nhân mình…Nông dân, công nhân, trí thức phải thắng trong cuộc cạnh tranh này.

Các đồng chí lãnh đạo Nhà nước, Chính phủ cũng phải thắng trong cuộc cạnh tranh này.

Chúng ta phải lấy mặt trận nông nghiệp làm mặt trận chiến lược để đưa đất nước ta vươn tới thành công.

Từ đó để cho nông dân Việt Nam ngày càng ấm no, hạnh phúc, đất nước thịnh vượng, Tổ quốc vững bền.


Có thể bạn quan tâm

Hua Thanh, Khó Khăn Giao Đất Giao Rừng Hua Thanh, Khó Khăn Giao Đất Giao Rừng

Trong rất nhiều nguyên nhân khiến tiến độ giao đất giao rừng trên địa bàn huyện Điện Biên chậm phải kể đến những khó khăn, vướng mắc trong khâu tổ chức họp dân tuyên truyền để bà con nhận khoanh nuôi bảo vệ rừng. Nếu như ở một số địa bàn khác người dân tích cực phối hợp, nhận khoán khoanh nuôi bảo vệ rừng, thì tại bản Nậm Ty 1, Nậm Ty 2, xã Hua Thanh dù đến nay đã qua vài ba lần họp dân, nhưng rừng vẫn chưa thể giao cho cộng đồng!

24/09/2014
Trao “Cần Câu”... Vẫn Khó! Trao “Cần Câu”... Vẫn Khó!

Đó là tâm sự của của ông Lèng Văn Vĩnh, Trưởng bản Mới 1, xã Chà Cang (huyện Nậm Pồ) cũng như nhiều học viên được học nghề theo Đề án 1956 mà cán bộ Phòng Dạy nghề (Sở Lao động – Thương binh và Xã hội) nhận được sau khi phỏng vấn trực tiếp. Điều đó nói lên rằng, tìm việc làm cho lao động sau học nghề luôn là “bài toán” khó!

24/09/2014
Nỗ Lực Tìm Đầu Ra Cho Con Ếch Nỗ Lực Tìm Đầu Ra Cho Con Ếch

Những năm gần đây, phong trào nuôi ếch ở huyện Tháp Mười phát triển mạnh. Hiện tại, toàn huyện có gần 500 hộ nuôi với trên 14 triệu con, sản lượng mỗi năm gần 5.000 tấn. Do nuôi số lượng nhiều nên có thời điểm giá ếch giảm sâu, người nuôi ếch không có lời, thậm chí lỗ vốn mà vẫn không tìm được thương lái đến mua.

24/09/2014
Nuôi Cua Đinh Mang Lại Hiệu Quả Kinh Tế Cao Nuôi Cua Đinh Mang Lại Hiệu Quả Kinh Tế Cao

Gắn bó với mô hình nuôi ba ba Nam bộ (cua đinh) trên 10 năm, ông Phan Văn Bá ở ấp Long Hòa, xã Long Thuận, huyện Hồng Ngự đã phát triển mô hình như một trang trại thu nhỏ với 20 bồn và 2 hầm nuôi diện tích 1.400m2, với số lượng gần 200 con giống.

24/09/2014
Hành Trình Ra “Biển Lớn” Hành Trình Ra “Biển Lớn”

Vừa qua, tại buổi tọa đàm “Những vấn đề đặt ra đối với hội nhập kinh tế quốc tế và phát triển bền vững của nước ta trong tình hình mới” (do UBND tỉnh Đồng Tháp, Bộ Ngoại giao phối hợp tổ chức tại TP. Cao Lãnh), thông qua những tham luận, trao đổi, các chuyên gia nhận định các địa phương cần chuẩn bị hành trang vững chắc cho việc vươn mình ra “biển lớn” - hội nhập kinh tế quốc tế, nhất là tiến tới tái cơ cấu kinh tế.

24/09/2014