Nông Dân Nuôi Cá Tra Phấn Khởi Do Giá Cá Tăng

Đầu năm 2015, giá cá tra nguyên liệu tăng thêm 500 đồng/kg sau khi ổn định ở mức khá cao trong những tháng cuối năm 2014 nên nông dân nuôi cá tra rất phấn khởi.
Ông Lê Thanh My, nông dân nuôi cá tra ở xã ấp Tân An, xã Tân Phong, huyện Cai Lậy (Tiền Giang) cho biết, tuần qua giá cá tra đủ tiêu chuẩn xuất khẩu (trọng lượng 750 - 800gram/con, thịt trắng, không nhiễm kháng sinh) trên thị trường được các thương lái thu mua với giá 24.000 - 25.000 đồng/kg (tùy theo địa phương, doanh nghiệp và thời gian thanh toán), tăng 500 đồng/kg so với thời điểm cuối năm 2014 nên nông dân nuôi cá tra rất phấn khởi.
“Năm ngoái, giá cá tra cũng có những thời điểm biến động nhưng nhìn chung tương đối ổn định, giá cá tra nằm ở mức khá. Do đó những hộ nuôi cá tra nhiều kinh nghiệm, tâm huyết với nghề, có kỹ thuật nuôi tốt thì có thể kiếm được lợi nhuận khá. Năm nay, giá cá tra tăng ngay từ đầu năm nên nông dân nuôi cá hy vọng giá cá sẽ tiếp tục có những chuyển biến thuận lợi cho nông dân nuôi cá”- ông My chia sẻ.
Theo chiết tính của Chi cục Thủy sản tỉnh Tiền Giang, hiện nay giá thành nuôi cá tra bao gồm các chi phí như con giống, thức ăn, hóa chất, thuốc thú y, nhân công,… dao động từ 22.000 - 23.000 (tùy kỹ thuật nuôi), sau khi trừ chi phí nông dân nuôi cá tra còn lãi 2.000 - 3.000 đồng/kg. Bình quân mỗi hecta nuôi cá tra ở địa phương đạt năng suất khoảng 300 tấn/ha trong 7 - 8 tháng nuôi, do vậy nếu nông dân thu hoạch cá thời điểm này có thể có lợi nhuận 600 - 900 triệu đồng/ha.
Dù giá cá tra hiện nay đã giúp nông dân có lãi nhưng gần như các hộ nuôi nhỏ lẻ không có cá để bán. Theo Bộ Nông nghiệp và PTNT, một phần là do thua lỗ trong những vụ nuôi trước nên dân nuôi cá tra thiếu vốn tái sản xuất. Quan trọng hơn là do đầu ra bấp bênh, nông dân sợ thua lỗ nên phần lớn các hộ nuôi cá nhỏ lẻ phải “bỏ ao”, nuôi cầm chừng hay chuyển sang nuôi một số đối tượng khác. Do đó, hoạt động nuôi cá tra hiện nay chủ yếu diễn ra tại vùng nuôi cá nguyên liệu của của doanh nghiệp chế biến xuất khẩu và một số hộ nuôi cá tra có tiềm lực kinh tế.
Đầu năm 2014, giá cá tra có diễn biến khả quan, tuy nhiên dư âm từ vụ nuôi năm 2013 đã khiến nhiều hộ nuôi hoặc không đủ vốn hoặc trì hoãn quyết định thả nuôi để đợi những tín hiệu vững chắc hơn từ thị trường. Sau một thời gian giá cá tra tăng ổn định, nhiều hộ nuôi tiếp tục thả nuôi vụ mới, diện tích nuôi tăng mạnh kể từ tháng 10 đến cuối năm 2014 và đã dần hồi phục với diện tích thả nuôi hơn 5.500 ha, sản lượng 1.116 ngàn tấn. Tuy nhiên, diện tích thả nuôi ca tra tới lứa thu hoạch chưa nhiều ủng hộ cho xu hướng tăng giá cá tra trong những tháng tới.
Có thể bạn quan tâm

Huyện Trà Ôn (Vĩnh Long) có trên 9.240ha trồng cây ăn trái, trong đó có 2.408ha cam sành. Nhờ làm tốt công tác chuyển giao khoa học kỹ thuật, chuyển dịch cơ cấu kinh tế đưa cây có múi xuống chân ruộng đang được nông dân huyện Trà Ôn phát triển mạnh và mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Ông Nguyễn Văn Quyền - Chủ tịch Hội ND xã Minh Khai cho biết: Hội ND xã đã sớm về đích chi hội, cơ sở hội khá, vững mạnh với nhiều tiêu chí đạt trên 100% chỉ tiêu huyện giao. Cụ thể, Hội ND đã phát triển được 40 hội viên, nâng tổng số hội viên lên 1.448; 4/4 chi hội đạt vững mạnh xuất sắc.

Đầu tháng 8/2013, Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản (Vasep) sẽ phối hợp với một số tổ chức, đơn vị trong và ngoài nước như: trung tâm Sản xuất sạch Việt Nam, Quỹ quốc tế Bảo tồn Thiên nhiên tại Việt Nam và Áo... khởi động dự án “Xây dựng chuỗi cung ứng cá tra bền vững tại Việt Nam”.

Khoảng 8 giờ ngày 8-7, người dân nuôi cá bè trên sông Chà Và, xã Long Sơn (TP.Vũng Tàu) đi trên hàng chục chiếc ghe kéo ra sông để phản đối việc Công ty CP Hoàng Linh hút cát vì cho rằng việc hút cát gây ô nhiễm nguồn nước - nguyên nhân làm xảy ra nhiều vụ cá lồng bè bị chết hàng loạt.

Khoảng 3 năm trở lại đây, việc nuôi những giống mới như nhím, ba ba, chim trĩ, cá lăng chấm... gặp khó khăn, nhiều người bị thua lỗ nặng.