Kiến Nghị Gói Hỗ Trợ Vốn Cho Con Tôm

Để từng bước tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp chế biến thủy sản trong tỉnh, Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau Dương Tiến Dũng kiến nghị các bộ, ngành Trung ương đưa ra gói hỗ trợ vốn cho con tôm, thông qua việc gia tăng mức tín dụng để các ngân hàng thương mại hỗ trợ các doanh nghiệp vay với lãi suất ưu đãi.
Năm 2014, tỉnh Cà Mau phấn đấu đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1,2 tỷ USD. Từ đầu năm đến nay, kim ngạch xuất khẩu của tỉnh đạt hơn 440 triệu USD tương đương 41% kế hoạch năm.
Tuy nhiên, Hiệp hội Chế biến Thủy sản và Xuất khẩu Cà Mau nhận định, thời gian tới, tình hình xuất khẩu gặp nhiều khó khăn do các doanh nghiệp phải đối mặt với rủi ro về giá cả, rào cản kỹ thuật ngày càng tăng.
Theo thống kê, toàn tỉnh hiện có hơn 4.000 doanh nghiệp chủ yếu có quy mô vừa và nhỏ. Trong số hơn 30 doanh nghiệp chế biến thủy sản ở Cà Mau, trên 50% số doanh nghiệp đang đứng trước nguy cơ phá sản do quản lý sản xuất kinh doanh kém hiệu quả. Một số doanh nghiệp thiếu vốn nên chỉ hoạt động cầm chừng.
Mặt khác, người nuôi thủy sản lao đao vì tình hình dịch bệnh trên tôm nuôi kéo dài mà chưa tìm ra nguyên nhân cũng như biện pháp khắc phục hiệu quả. Tình trạng này đã khiến nhiều hộ nuôi tôm thiếu vốn để đầu tư nuôi vụ kế tiếp nên chọn giải pháp "treo ao".
Thực tế này nhiều khả năng dẫn tới việc thiếu nguồn nguyên liệu cục bộ ở Cà Mau trong thời gian tới.
Ngoài ra, ông Dương Tiến Dũng cũng đề nghị các bộ, ngành Trung ương nghiên cứu sớm ban hành chính sách phát triển nuôi tôm như: tăng vốn đầu tư cho hộ nuôi tôm với lãi suất ưu đãi, xác định rõ nguyên nhân các bệnh gây tôm chết sớm, phổ biến kỹ thuật nuôi mới phù hợp từng vùng cụ thể, quy hoạch lại nuôi trồng thủy sản trong phạm vi vùng, hỗ trợ doanh nghiệp về rào cản thị trường...
Có thể bạn quan tâm

Theo dự báo của Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia, mùa đông năm nay, không khí lạnh sẽ hoạt động sớm hơn, đợt rét đậm rét hại đầu tiên nhiều khả năng xảy ra trong nửa đầu tháng 12 (trong khi hàng năm khoảng cuối tháng 12).

Anh Phạm Hồng Hải (phường Phước Long, TP.Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa) vừa được Hội nông dân tỉnh Khánh Hòa tôn vinh nông dân sản xuất kinh doanh giỏi giai đoạn 2011 – 2014, với mô hình nuôi thỏ và nuôi dế anh đã thoát nghèo và vươn lên làm giàu ngay tại quê hương của mình.

“Sản xuất lúa Nhật thì đầu ra ổn định, không sợ bị rớt giá như các loại lúa khác, mình an tâm hơn. Bởi lẽ, được công ty ký hợp đồng đầu tư sản xuất và tiêu thụ sản phẩm” – ông Đức phấn khởi.

Ông Lê Thành Phương, nông dân trồng mía cho biết: “Chuẩn bị thu hoạch nhưng nghe nói giá mía đang giảm xuống nữa. Nếu mà mía giảm như vậy, người trồng sẽ gặp khó khăn. Mức giá này, nếu mía trúng, còn lời chút đỉnh, nếu mía ở dạng trung bình thì không có lời”.

Điển hình trong phong trào chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đưa cây tiêu vào trồng trọt ở xã Thái Thủy có gia đình anh Ngô Xuân Quang, ở thôn Bắc Thái. Nhờ loại cây trồng này, gia đình anh không những đã thoát được nghèo, mà còn vươn lên làm giàu. Gia đình anh Quang hiện có 4 ha đất đồi, ban đầu anh tập trung vốn liếng trồng các cây ngắn ngày như nén, gừng, khoai lang..., tuy nhiên lợi nhuận thu về không được bao nhiêu.