Nông Dân Ngã Năm Khai Thác Thủy Sản Mùa Lũ

Khi nước lũ tràn đồng thì gia đình anh Lê Văn Nghiệp ở ấp Tân Thành B – xã Long Tân (Sóc Trăng) đã mua 60 cái dớn về đánh bắt cá. Vì gia đình ít đất sản xuất nên anh Nghiệp tranh thủ con nước về đánh bắt thủy sản để có thêm thu nhập, chờ khi nước rút mới gieo sạ vụ lúa đông xuân.
Giá 1 cái dớn từ 120.000 – 130.000 đồng, có thể sử dụng hơn 2 năm nên chi phí bỏ ra không nhiều. Theo đó mỗi ngày đổ dớn, bán cá anh cũng có thu nhập trên 200.000 đồng. Anh cho biết: “Tận dụng mùa nước nổi này, đặt dớn để kiếm tiền cho con đi học; Vốn thì ra khoản 5 -6 triệu nhưng mỗi vụ thu về khoảng mười mấy triệu đồng”.
Chợ cá đồng Ngã Năm đã bắt đầu sôi động với đủ loại cá như cá lóc, các rô, các trê, lươn, ếch,… Bà con cho biết nuôi thủy sản trong những tháng mùa lũ cho lợi nhuận khá cao vì có sẵn nguồn các tạp giá rẻ. Mỗi ngày đi giăng lưới, đặt dớn cũng có thêm nguồn thức ăn cho gia đình đỡ tốn tiền chợ; Nhiều hộ đánh bắt với số lượng lớn thì để làm mắm hoặc khô bán trong dịp Tết nguyên đán sắp tới. Anh Nguyễn Văn Thới - Ấp 3, thị trấn Ngã Năm nói như sau: “Mùa nước nổi này thì kiếm ăn cũng được, cứ 1 buổi khoảng 2 -3 kg cá. Về nhà lựa cá bự để ăn hàng ngày còn mấy con cá chết thì cắt làm cá mồi cho cá vèo ăn, nhờ vậy mà đỡ tốn tiền mua đồ ăn hàng ngày và cuối mùa lũ thì xuất cá vèo ra bán".
Nước lũ về nhiều bà con đi giăng lưới, đẩy côn, đặt dớn …kiếm thêm thu nhập cho gia đình. Tuy nhiên, việc khai thác này cần được sự quản lý chặt chẽ của chính quyền địa phương, để tránh tình trạng đánh bắt sai quy định làm thiệt hại nguồn lợi thủy sản. Ông Nguyễn Quốc Trãi - Chủ tịch UBND xã Vĩnh Biên cho biết: “Trong quá trình khai thác thủy sản, chúng ta cần phải đảm bảo nguồn lợi thủy sản lâu dài. Quan tâm nhất là việc một số bà con dùng lưới kéo cá thì chúng ta cũng nên dùng lưới có mắt lười kích cở theo quy định để chúng ta khai thác thủy sản vẫn còn giữ 1 phần nguồn giống cho sau này”.
Khai thác nguồn lợi thủy sản trong mùa nước nổi lúc nông nhàn, khi chờ vụ sản xuất mới đang được nông dân huyện Ngã Năm đẩy mạnh. Qua đó, tạo việc làm, tăng thu nhập cho nông hộ, góp phần phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.
Có thể bạn quan tâm

Tổng cục Hải quan vừa có công văn yêu cầu Cục Hải quan các tỉnh, thành phố tăng cường quản lý đối với trâu, bò sống nhập khẩu. Theo đó, 100% các lô hàng trâu, bò sống nhập khẩu vào Việt Nam đều phải kiểm tra thực tế hàng hóa.

Các công ty nuôi chim yến và các địa phương có nhà nuôi chim yến đã có những biện pháp ban đầu phòng ngừa dịch cúm cho loại chim này trong bối cảnh dịch cúm A/H5N1 đang lan rộng tại các tỉnh.

Thực hiện chương trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi nhằm nâng cao thu nhập cho nông dân, đầu những năm 2000, xã Hải Ninh (Hải Hậu - Nam Định) đã chuyển đổi 50ha đất trồng lúa sang nuôi thủy sản. Tại đây, nhiều hộ đã đưa giống ếch Thái Lan về nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Chỉ sau mấy ngày phương tiện thông tin đại chúng thông báo về việc dịch cúm gia cầm ở một số tỉnh ngoại thành sức tiêu thụ gia cầm tại các chợ TPHCM đã giảm mạnh.

Dự án Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững (CRSD) do Ngân hàng Thế giới tài trợ đã quyết định đầu tư vào vùng chuyên nuôi tôm công nghiệp huyện Năm Căn (Cà Mau), thuộc 2 xã Lâm Hải và Hàm Rồng. Tổng diện tích trong dự án trên 370 ha, có 114 hộ tham gia.