Nông Dân Ngã Năm Khai Thác Thủy Sản Mùa Lũ

Khi nước lũ tràn đồng thì gia đình anh Lê Văn Nghiệp ở ấp Tân Thành B – xã Long Tân (Sóc Trăng) đã mua 60 cái dớn về đánh bắt cá. Vì gia đình ít đất sản xuất nên anh Nghiệp tranh thủ con nước về đánh bắt thủy sản để có thêm thu nhập, chờ khi nước rút mới gieo sạ vụ lúa đông xuân.
Giá 1 cái dớn từ 120.000 – 130.000 đồng, có thể sử dụng hơn 2 năm nên chi phí bỏ ra không nhiều. Theo đó mỗi ngày đổ dớn, bán cá anh cũng có thu nhập trên 200.000 đồng. Anh cho biết: “Tận dụng mùa nước nổi này, đặt dớn để kiếm tiền cho con đi học; Vốn thì ra khoản 5 -6 triệu nhưng mỗi vụ thu về khoảng mười mấy triệu đồng”.
Chợ cá đồng Ngã Năm đã bắt đầu sôi động với đủ loại cá như cá lóc, các rô, các trê, lươn, ếch,… Bà con cho biết nuôi thủy sản trong những tháng mùa lũ cho lợi nhuận khá cao vì có sẵn nguồn các tạp giá rẻ. Mỗi ngày đi giăng lưới, đặt dớn cũng có thêm nguồn thức ăn cho gia đình đỡ tốn tiền chợ; Nhiều hộ đánh bắt với số lượng lớn thì để làm mắm hoặc khô bán trong dịp Tết nguyên đán sắp tới. Anh Nguyễn Văn Thới - Ấp 3, thị trấn Ngã Năm nói như sau: “Mùa nước nổi này thì kiếm ăn cũng được, cứ 1 buổi khoảng 2 -3 kg cá. Về nhà lựa cá bự để ăn hàng ngày còn mấy con cá chết thì cắt làm cá mồi cho cá vèo ăn, nhờ vậy mà đỡ tốn tiền mua đồ ăn hàng ngày và cuối mùa lũ thì xuất cá vèo ra bán".
Nước lũ về nhiều bà con đi giăng lưới, đẩy côn, đặt dớn …kiếm thêm thu nhập cho gia đình. Tuy nhiên, việc khai thác này cần được sự quản lý chặt chẽ của chính quyền địa phương, để tránh tình trạng đánh bắt sai quy định làm thiệt hại nguồn lợi thủy sản. Ông Nguyễn Quốc Trãi - Chủ tịch UBND xã Vĩnh Biên cho biết: “Trong quá trình khai thác thủy sản, chúng ta cần phải đảm bảo nguồn lợi thủy sản lâu dài. Quan tâm nhất là việc một số bà con dùng lưới kéo cá thì chúng ta cũng nên dùng lưới có mắt lười kích cở theo quy định để chúng ta khai thác thủy sản vẫn còn giữ 1 phần nguồn giống cho sau này”.
Khai thác nguồn lợi thủy sản trong mùa nước nổi lúc nông nhàn, khi chờ vụ sản xuất mới đang được nông dân huyện Ngã Năm đẩy mạnh. Qua đó, tạo việc làm, tăng thu nhập cho nông hộ, góp phần phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.
Có thể bạn quan tâm

Trước đó vào tháng 7-2013, dự án đã chọn 162 con bò cái giống lai Sind có trọng lượng từ 200kg trở lên của các hộ chăn nuôi ở hai huyện nói trên để gieo tinh nhân tạo giống bò nhập khẩu Red Angus. Kết quả, thụ thai gần 100% và năm hộ đợt đầu thu được 11 con bê lai Red Angus.

Câu chuyện tìm đầu ra cho hạt gạo đang chồng chất khó khăn. Mà nóng nhất là nông dân Hậu Giang thu hoạch lúa Hè thu sớm trong buồn bã khi giá lúa rớt thê thảm. Đã đến lúc nhìn lại những cái lợi, cái hại của quá trình sản xuất lúa 3 vụ/năm.

Theo ông Tủi, nuôi bò theo quy trình VietGAP đòi hỏi phải đáp ứng các tiêu chí về con giống, thức ăn, vệ sinh chuồng trại... và sẽ được cấp giấy chứng nhận khi đạt tiêu chuẩn. Được biết đàn bò sữa trên địa bàn hiện có khoảng 100.000 con, trong đó riêng Củ Chi chiếm hơn 65.000 con.

Ông Trần Quang Hành, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Châu Thành (Hậu Giang) cho biết, bệnh “lá đứng” trên cây chanh không hạt có biểu hiện lá to và đứng, có màu xanh, đặc biệt là không có khả năng cho ra hoa đậu trái, đây được xem là bệnh lạ chưa rõ nguyên nhân.

Việc nuôi tôm thẻ chân trắng (TCT) trong vùng nước ngọt sẽ ảnh hưởng đến diện tích trồng lúa và cây trồng khác xung quanh; tác động rất lớn đến môi trường và đa dạng sinh học…