Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nông Dân Ngã Năm Khai Thác Thủy Sản Mùa Lũ

Nông Dân Ngã Năm Khai Thác Thủy Sản Mùa Lũ
Ngày đăng: 06/11/2013

Khi nước lũ tràn đồng thì gia đình anh Lê Văn Nghiệp ở ấp Tân Thành B – xã Long Tân (Sóc Trăng) đã mua 60 cái dớn về đánh bắt cá. Vì gia đình ít đất sản xuất nên anh Nghiệp tranh thủ con nước về đánh bắt thủy sản để có thêm thu nhập, chờ khi nước rút mới gieo sạ vụ lúa đông xuân.

Giá 1 cái dớn từ 120.000 – 130.000 đồng, có thể sử dụng hơn 2 năm nên chi phí bỏ ra không nhiều. Theo đó mỗi ngày đổ dớn, bán cá anh cũng có thu nhập trên 200.000 đồng. Anh cho biết: “Tận dụng mùa nước nổi này, đặt dớn để kiếm tiền cho con đi học; Vốn thì ra khoản 5 -6 triệu nhưng mỗi vụ thu về khoảng mười mấy triệu đồng”.

Chợ cá đồng Ngã Năm đã bắt đầu sôi động với đủ loại cá như cá lóc, các rô, các trê, lươn, ếch,… Bà con cho biết nuôi thủy sản trong những tháng mùa lũ cho lợi nhuận khá cao vì có sẵn nguồn các tạp giá rẻ. Mỗi ngày đi giăng lưới, đặt dớn cũng có thêm nguồn thức ăn cho gia đình đỡ tốn tiền chợ; Nhiều hộ đánh bắt với số lượng lớn thì để làm mắm hoặc khô bán trong dịp Tết nguyên đán sắp tới. Anh Nguyễn Văn Thới - Ấp 3, thị trấn Ngã Năm nói như sau: “Mùa nước nổi này thì kiếm ăn cũng được, cứ 1 buổi khoảng 2 -3 kg cá. Về nhà lựa cá bự để ăn hàng ngày còn mấy con cá chết thì cắt làm cá mồi cho cá vèo ăn, nhờ vậy mà đỡ tốn tiền mua đồ ăn hàng ngày và cuối mùa lũ thì xuất cá vèo ra bán".

Nước lũ về nhiều bà con đi giăng lưới, đẩy côn, đặt dớn …kiếm thêm thu nhập cho gia đình. Tuy nhiên, việc khai thác này cần được sự quản lý chặt chẽ của chính quyền địa phương, để tránh tình trạng đánh bắt sai quy định làm thiệt hại nguồn lợi thủy sản. Ông Nguyễn Quốc Trãi - Chủ tịch UBND xã Vĩnh Biên cho biết: “Trong quá trình khai thác thủy sản, chúng ta cần phải đảm bảo nguồn lợi thủy sản lâu dài. Quan tâm nhất là việc một số bà con dùng lưới kéo cá thì chúng ta cũng nên dùng lưới có mắt lười kích cở theo quy định để chúng ta khai thác thủy sản vẫn còn giữ 1 phần nguồn giống cho sau này”.

Khai thác nguồn lợi thủy sản trong mùa nước nổi lúc nông nhàn, khi chờ vụ sản xuất mới đang được nông dân huyện Ngã Năm đẩy mạnh. Qua đó, tạo việc làm, tăng thu nhập cho nông hộ, góp phần phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.


Có thể bạn quan tâm

Thái Thụy (Thái Bình) Hành Được Mùa Nhưng Rớt Giá Thái Thụy (Thái Bình) Hành Được Mùa Nhưng Rớt Giá

Trong những năm qua, cây hành, tỏi là một trong những cây vụ đông mang lại thu nhập cao cho nhân dân nhiều địa phương ở Thái Thụy (Thái Bình). Tuy nhiên, tại thời điểm này, nông dân trồng hành tại Thái Thụy đang gặp khó khăn về đầu ra cho sản phẩm.

29/01/2015
Cẩn Thận Khi Sử Dụng Thuốc Bảo Vệ Thực Vật Cẩn Thận Khi Sử Dụng Thuốc Bảo Vệ Thực Vật

Ở những vùng ngọt ổn định, cây lúa được chuyên canh 3 vụ/năm, là nơi nông dân sử dụng nhiều thuốc BVTV nhất. Trung bình, cứ 10 ngày là bà con phải phun xịt thuốc một lần. Vì thế, chuyện nông dân ngộ độc thuốc BVTV là chuyện như cơm bữa. Tuy nhiên, không phải lúc nào nông dân cũng phát hiện mình bị ngộ độc.

29/01/2015
Vũng Liêm (Vĩnh Long) Tiềm Năng Phát Triển Cây Lác Vũng Liêm (Vĩnh Long) Tiềm Năng Phát Triển Cây Lác

Đã hơn 20 năm qua, người dân Vũng Liêm đã gắn bó và sinh sống cùng cây lác. Thu nhập kinh tế từ 1 công đất lác hơn hẳn 1 công đất lúa. Lác dễ trồng, một lần trồng có thể thu hoạch được trong 5 - 6 năm, cá biệt có diện tích tốt sẽ thu hoạch được gần 10 năm. Cứ 5 tháng thì thu hoạch một lần.

29/01/2015
Cà Phê Khánh Sơn (Khánh Hòa) Cần Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Cà Phê Khánh Sơn (Khánh Hòa) Cần Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng

Đến cuối năm 2014, tổng diện tích cà phê trên địa bàn huyện Khánh Sơn là 536ha, trong đó, 320ha đang trong thời kỳ thu hoạch. Tuy nhiên, theo ông Lê Anh Quang, cán bộ khuyến nông xã Sơn Bình, do thời tiết diễn biến bất thường, cà phê lâu năm trổ bông đúng thời điểm nhiều mưa nên năng suất không cao, thậm chí giảm so với mọi năm.

29/01/2015
Bình Thuận Tăng Diện Tích Sản Xuất Lúa Sử Dụng Giống Xác Nhận Bình Thuận Tăng Diện Tích Sản Xuất Lúa Sử Dụng Giống Xác Nhận

Theo Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, diện tích gieo trồng lúa toàn tỉnh Bình Thuận hàng năm trên 100 ngàn ha, năng suất bình quân năm 2014 là 56,3 tạ/ha, sản lượng ước đạt trên 659 ngàn tấn. Vùng sản xuất lúa trọng điểm của tỉnh tập trung ở các huyện Hàm Thuận Bắc, Bắc Bình, Tánh Linh, Đức Linh.

29/01/2015