Nông Dân Nâm NJang Tập Trung Thu Hoạch Tiêu

Thời điểm này, bà con nông dân ở Nâm N’Jang (Đắk Song - Đắk Nông) đang tập trung nhân lực để thu hoạch tiêu. Qua ghi nhận năm nay, năng suất và giá tiêu đều ở mức cao nên bà con rất phấn khởi.
Mặc dù đã hơn 11 giờ trưa, trên khuôn mặt nhễ nhại mồ hôi nhưng anh Lâm Văn Long, bản Đắk Lép vẫn hai tay thoăn thoắt hái tiêu cùng với nụ cười rạng rỡ. Anh Long cho biết: “So với năm ngoái thì năm nay, năng suất tiêu vẫn đạt cao. Gia đình tôi trồng hơn 300 trụ tiêu cho thu hoạch năm thứ 5 rồi.
Năm nào tiêu cũng đạt được từ 4 tạ/sào. Gia đình tôi không có nhiều quỹ đất nên không mở rộng diện tích mà chủ yếu tập trung chăm sóc, thực hiện các biện pháp kỹ thuật để tiêu phát triển khỏe mạnh.
Từ khi trồng đến nay, vườn tiêu của gia đình tôi luôn an toàn, không bị ảnh hưởng các bệnh như chết nhanh, chết chậm, vàng lá giống một số vườn tiêu trồng mới khác”.
Còn gia đình anh Phạm Hồng Nhật cũng rất phấn khởi vì năng suất hồ tiêu đạt 6 tấn/ha, tăng 0,5 tấn/ha so với vụ trước. Theo anh Nhật thì để có được kết quả đó là do thời gian qua, anh đã mạnh dạn học hỏi kinh nghiệm chăm sóc hồ tiêu từ những nông dân đi trước; đồng thời tích cực tham gia các lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật do cơ quan chức năng tổ chức.
Theo đó, những bệnh thường gặp ở cây hồ tiêu như: thối rễ, chết nhanh, vàng lá… đã được anh phát hiện và xử lý kịp thời. Gia đình anh Nhật hiện có 12 ha hồ tiêu, trong đó có 5 ha đã cho thu hoạch. Năm nay, tiêu được mùa, anh dự kiến thu được khoảng 30 tấn.
Anh Nhật cho biết: “Thời điểm này, giá tiêu vẫn đạt ở mức cao vào khoảng 120 đồng/kg nên gia đình rất phấn khởi. Gia đình tôi thường chọn thời điểm khi tiêu đã chín chắc hạt mới thu hoạch nên chất lượng hồ tiêu thu được cao. So với mọi năm, năm nay, thời điểm cuối năm nắng nóng kéo dài nên hồ tiêu cũng chín nhanh hơn.
Vì vậy, gia đình tôi đang gấp rút thu hoạch để đảm bảo tiêu đạt độ mẩy. Giá nhân công thời điểm này cũng vừa phải nên nếu tính trừ hết chi phí từ đầu tư, thuê nhân công, gia đình vẫn có lời lớn”.
Theo ông Phạm Quang Nam, Phó Chủ tịch UBND xã Nâm N’Jang thì trên địa bàn có trên 1.050 ha hồ tiêu đang trong thời kỳ kinh doanh, trung bình năng suất đạt 4 tấn/ha. Thời gian qua, mặc dù bệnh chết nhanh, chết chậm đã phá hoại nhiều diện tích tiêu của bà con nông dân nhưng nhờ sự năng động, chịu khó, nhiều gia đình đã nhanh chóng phục hồi lại diện tích, tập trung thâm canh nâng cao năng suất.
Đến thời điểm này, bà con nông dân trong xã đã thu hoạch được 60 đến 70% diện tích hồ tiêu. So với đầu vụ, hiện tại giá tiêu tuy có giảm, song tiêu vẫn được đánh giá là cây mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với một số loại cây trồng khác.
Để cây hồ tiêu phát triển bền vững trên đất Nâm N'Jang, thời gian tới, xã sẽ tập trung vận động nhân dân không ồ ạt mở rộng diện tích trồng mới, nhất là nơi không nằm trong vùng quy hoạch mà tập trung vào đầu tư thâm canh, thực hiện chăm sóc theo khoa học kỹ thuật.
Có thể bạn quan tâm
Do biến động giá cao su giảm sâu trong thời gian qua nên Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam điều chỉnh giảm diện tích trồng mới năm 2015 tại các doanh nghiệp thực hiện dự án tại các tỉnh Tây Bắc, trong đó có tỉnh Điện Biên. Nhưng, dù kế hoạch giao trồng mới giảm nhiều so với những năm trước, doanh nghiệp vẫn gặp không ít khó khăn khi thực hiện.
Có dịp trở lại xã Chà Cang, huyện Nậm Pồ vào những ngày cuối tháng 5, chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng trước sự đổi thay từng ngày của mảnh đất trước đây còn gặp nhiều “gian khó”. Phóng tầm mắt dọc hai bên đường những ngôi nhà mới khang trang mọc lên san sát nhau tạo nên khung cảnh trù phú, yên vui.

Liên tiếp phải ngưng sản xuất đến 4 vụ do nắng hạn kéo dài, từ tháng 8 năm 2014 đến nay, do vậy, đối với người dân vùng hạn trong tỉnh Ninh Thuận là phải làm mọi cách để bảo vệ đàn gia súc, nguồn thu nhập chính đối với kinh tế gia đình. Cách hiệu quả nhất lúc này đang được nhiều hộ chăn nuôi bò, dê, cừu áp dụng là tận dụng triệt để phụ phẩm nông nghiệp, kết hợp với trồng bắp, trồng cỏ để tạo nguồn thức ăn xanh cho đàn gia súc.

Nhằm bảo đảm an toàn và ngăn ngừa dịch bệnh lây lan trên đàn vật nuôi, ngay từ đầu năm 2015, Chi cục Thú y đã chủ động điều phối lịch tiêm phòng cho đàn vật nuôi trong tỉnh Long An. Lũy kế từ đầu năm đến nay, ngành đã tiêm phòng 81.569 liều vắc-xin lỡ mồm long móng (LMLM) trên gia súc; 25.484 liều vắc-xin PRRS (tai xanh) trên heo và 4.254.606 liều vắc-xin cúm gia cầm. Đồng thời, chi cục chỉ đạo các trạm thú y tập trung kiểm tra, giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh; tiếp tục tiêm phòng vắc-xin LMLM trên gia súc và vắc-xin cúm trên gia cầm.

Ngày 25.6, Ban Quản lý Chương trình phát triển nhanh đàn bò lai Brahman đỏ của tỉnh Hưng Yên tổ chức hội nghị triển khai thực hiện Chương trình phát triển nhanh đàn bò lai Brahman đỏ của tỉnh giai đoạn 2015 - 2017. Dự hội nghị có ông Đặng Minh Ngọc, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh.