Phấn đấu tỷ lệ bò lai Brahman đỏ trên 70% vào năm 2017

Chương trình phát triển nhanh đàn bò lai Brahman đỏ của tỉnh giai đoạn 2015 - 2017 với mục tiêu nhằm tiếp tục cải tạo đàn bò lai sind thành đàn bò lai Brahman đỏ cho năng suất, chất lượng và hiệu quả, phấn đấu đến năm 2017, tỷ lệ bò lai Brahman đỏ toàn tỉnh đạt trên 70%.
Chương trình sẽ đào tạo kỹ thuật viên tại một số xã thực hiện chương trình; tổ chức khoảng 135 lớp tập huấn, tuyên truyền cho nhân dân các địa phương tham gia thực hiện về quy trình chăm sóc, phòng trừ dịch bệnh cho bò; hỗ trợ 66 nghìn liều tinh Brahman đỏ để truyền tinh nhân tạo.
Năm 2015 chương trình sẽ lựa chọn triển khai trên địa bàn mỗi huyện một xã và đến năm 2016 - 2017 sẽ triển khai ở tất cả các xã trên địa bàn tỉnh.
Phát biểu tại hội nghị, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Minh Ngọc nhấn mạnh: Đây là Chương trình lớn của tỉnh, có ý nghĩa cả về kinh tế và xã hội, vì vậy đòi hỏi phải có sự vào cuộc của nhiều ngành, địa phương và cả người dân. Phó Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu trong năm 2015, chương trình phải sản xuất được 10 nghìn con bò Brahman đỏ. Ban quản lý Chương trình phải tổ chức tập huấn, đào tạo kỹ thuật, các xã phải coi đây là chương trình phát triển kinh tế - xã hội, chăm lo đời sống của nhân dân.
Có thể bạn quan tâm

Vì là huyện miền núi, nên đàn ong mật tận dụng được nguồn mật từ phấn hoa của các loại cây lâm sản và cây ăn quả dồi dào, đa dạng trên địa bàn, bởi vậy đàn ong mật phát triển tốt, cho lượng mật cao, chất lượng tốt. Theo tính toán của các hộ dân, nếu nuôi 100 đàn ong lấy mật, mỗi năm có thể thu về 60 - 80 triệu đồng.

Cùng là nghề chăn nuôi, đầu tư vốn không lớn và thị trường tiêu thụ khá ổn định, trong khi đó hiệu quả lại cao hơn gấp 2 lần so với nuôi vịt thường. Đó là mô hình chăn nuôi vịt trời mà gia đình ông Trần Đình Tập, thôn Tân Hương, xã Thái Bảo, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh thực hiện từ hơn một năm nay.

Sáng 16-12, tại xóm Phẩm 2, UBND xã Dương Thành (Phú Bình - Thái Nguyên) đã tổ chức Lễ đón bằng công nhận và cắt băng khánh thành cổng Làng nghề chăn nuôi và chế biến các sản phẩm từ ngựa làng Phẩm. Đến dự có đồng chí Nhữ Văn Tâm, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh.

Anh Vũ cho biết: Đàn gà nhiều, mình tự tiêm phòng cho gà, nên mỗi đợt tiêm phòng hai vợ chồng phải làm việc cật lực cả ngày đêm. Quá trình nuôi mình liên tục quan sát, thấy con gà nào lơ ăn cho tách riêng theo dõi, chữa trị. Khi thời tiết thay đổi, chuyển mùa, tăng cường thức ăn, nước uống giàu vitamin để gà tăng sức đề kháng. Nhờ vậy đàn gà tránh được dịch bệnh, cho trứng đạt tỉ lệ 80% trở lên.

Ngoài ra, sức tiêu thụ thịt heo trên thị trường gần đây vẫn ở mức bình thường, thậm chí có phần yếu do có giá bán cao hơn so với nhiều loại cá, thịt khác. Với nguồn cung dồi dào, cùng xu hướng giảm giá của xăng dầu và nhiều loại thực phẩm tươi sống khác, giới kinh doanh thịt heo dự đoán, giá heo hơi sẽ có xu hướng bình ổn trong thời gian tới, khó biến động tăng mạnh trở lại dù nhu cầu tiêu thụ thịt heo được dự đoán tăng cao vào dịp lễ, Tết cuối năm.