Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nông Dân Mỹ Chống Thiên Địch Bằng Biện Pháp Tự Nhiên

Nông Dân Mỹ Chống Thiên Địch Bằng Biện Pháp Tự Nhiên
Ngày đăng: 10/02/2011

Nhiều nơi ở Mỹ, nông dân đã thực hiện việc tiêu diệt côn trùng gây hại cây trồng bằng các biện pháp tự nhiên, thay vì dùng hóa chất thuốc trừ sâu.

Mark Van Horn, Giám đốc Trung tâm Trang trại sinh viên của Trường ĐH California (Mỹ) gần như mất dạng khi ông đi qua hàng rào hoa hướng dương trồng xung quanh cánh đồng cà chua và ngô ngọt. Ở đây, hoa hướng dương được trồng không phải để trang trí mà là phần chính yếu của một chiến lược kiểm soát sâu bệnh của trang trại rau sạch.

Ông Horn cho biết, theo kết quả nghiên cứu mới nhất về hướng dương dại, loài hoa này được trồng để làm nơi trú ngụ của bọ rùa và ong vò vẽ ký sinh. Đây chính là  2 loài côn trùng chuyên tiêu diệt côn trùng gây hại cho việc trồng trọt.

Mỹ đang tài trợ 307 tỷ USD cho các chương trình nông nghiệp, trong đó có nghiên cứu sâu về các kỹ thuật canh tác hữu cơ. Hằng năm, nguồn tiền đổ cho các nghiên cứu này là 3 triệu USD, còn khiêm tốn so với mức đầu tư 20 triệu USD cho nghiên cứu nông nghiệp truyền thống. Tuy nhiên, số lượng chương trình, dự án nghiên cứu về nông nghiệp hữu cơ hằng năm đã tăng lên trên 20 so với con số 5-7 một vài năm trước.

Các nghiên cứu mới nhất về hệ sinh thái nông nghiệp hữu cơ đã làm rõ những kỹ thuật mà nông dân thời đại mới có thể áp dụng. Nhà côn trùng học David Crowder công tác tại Trường ĐH Washington (Mỹ) nói rằng, việc có nhiều loài thực vật xung quanh cánh đồng và không sử dụng thuốc trừ sâu sẽ kích thích sự cân bằng giữa các loài côn trùng, thay vì để một loài thống trị.

“Có nhiều kẻ thù tự nhiên và chúng làm công việc kiểm soát sâu bệnh ở các cánh đồng hữu cơ rất tốt”, ông D. Crowder, nói.

Kẻ thù tự nhiên là chìa khóa của nông nghiệp hữu cơ. Tại Thung lũng Salinas – nơi cung cấp 80% sản lượng salad cho cả nước Mỹ thường gặp phải tình trạng bọ trĩ tấn công rau diếp. Bọ trĩ là loài khó diệt. Để xử lý, người ta trồng hoa cải gió (một loài hoa trang trí) giữa các luống rau diếp, chiếm 5-10% tổng diện tích cánh đồng. Loài ong vò vẽ sống trong đám hoa cải gió bắt bọ trĩ làm thực phẩm để nuôi con của chúng.

Ngoài ra, một số nông dân Mỹ trồng dâu tây đã thực hiện cách dùng các loại bẫy thực vật để thu hút côn trùng có hại nhằm bảo vệ cánh đồng dâu tây của họ. Bọ Lygus khiến dâu tây biến dạng. Tuy nhiên, loài bọ này thích cỏ linh lăng hơn dâu tây. Vì vậy, cứ 50 hàng dâu tây, người nông dân lại trồng một luống cỏ linh lăng. Khi đám bọ Lygus tập trung đông đảo, người nông dân dùng một máy hút bụi lớn gắn trên máy kéo để hút đám bọ đi.


Có thể bạn quan tâm

Phát hiện hàng trăm tấn thức ăn chăn nuôi chứa chất cấm gây ung thư Phát hiện hàng trăm tấn thức ăn chăn nuôi chứa chất cấm gây ung thư

Đoàn thanh tra chuyên ngành, Bộ NN & PTNT phối hợp Cục cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường-C49 vừa tiến hành niêm phong, lập biên bản xử phạt công ty TNHH thức ăn chăn nuôi Trường Phú vì hành vi sử dụng chất cấm gồm Vàng-ô và chất tạo nạc sabutamol.

17/11/2015
Hà Nội đảm bảo đủ nước phục vụ sản xuất vụ Đông Xuân Hà Nội đảm bảo đủ nước phục vụ sản xuất vụ Đông Xuân

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương, hiện tượng El Nino có khả năng tiếp tục kéo dài đến năm 2016 và trở thành một trong những El Nino kéo dài nhất trong khoảng 60 năm qua, ảnh hưởng đến việc cấp nước phục vụ sản xuất vụ Đông Xuân 2015 - 2016.

17/11/2015
Vào TPP dệt may hưởng đa số lợi thế Vào TPP dệt may hưởng đa số lợi thế

Việt Nam tham gia Hiệp định TPP sẽ có đến 184/186 chủng loại hàng hóa dệt may không phải áp dụng nguyên tắc xuất xứ “từ sợi trở đi”.

17/11/2015
Bàn giao tàu vỏ thép đầu tiên cho ngư dân Quảng Nam Bàn giao tàu vỏ thép đầu tiên cho ngư dân Quảng Nam

Đây là chiếc tàu vỏ thép đầu tiên của tỉnh Quảng Nam được Tổng Công ty Sông Thu đóng theo Nghị định 67 của Thủ tướng Chính phủ.

17/11/2015
Lợi nhuận xuất khẩu bị cước vận chuyển ăn hết Lợi nhuận xuất khẩu bị cước vận chuyển ăn hết

Nhiều thị trường “khó tính” đang mở cửa cho một số trái cây tươi VN, song xuất khẩu vẫn còn quá “nan giải” do cước phí vận chuyển quá cao.

17/11/2015