Ứng Dụng Công Nghệ Biofloc Trong Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng

Thời gian gần đây, hoạt động nuôi tôm phát triển mạnh theo hướng tự phát đã kéo theo sực bùng phát dịch bệnh, môi trường bị suy thoái và ô nhiễm do nuôi tôm với mật độ quá cao, sử dụng kháng sinh và hóa chất với liều cao...
Để hạn chế những rủi ro cho người nuôi tôm trên địa bàn tỉnh, năm 2013, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Bà Rịa - Vũng Tàu đã xây dựng mô hình trình diễn “Nuôi tôm thẻ chân trắng ứng dụng công nghệ biofloc” tại hộ ông Nguyễn Ngọc Khiên, xã Phước Thuận, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, với quy mô 3.000 m2, mật độ nuôi 90 con/m2.
Quy trình nuôi tôm thẻ chân trắng ứng dụng công nghệ biofloc được tiến hành như sau: trước tiên nạo vét, tẩy dọn đáy ao, sau đó tiến hành bón vôi (liều lượng 300 kg/3.000m2) và phơi đáy ao 5 ngày, rồi cấp nước vào ao qua lưới lọc (mực nước cấp vào ao 1,4m), chạy quạt 3 ngày rồi diệt cá tạp bằng Saponin (liều lượng 60 kg/3.000m2) và diệt tảo độc; 3 ngày sau, tiến hành diệt khuẩn, sau đó chạy quạt liên tục 3 ngày rồi mới cấy vi sinh, gây màu nước, sau 3 ngày nữa thì tiến hành thả giống.
Mô hình đã thả giống ngày 21/6/2013 (kích cỡ giống tôm Post 12). Đầu vụ nuôi, hàm lượng chất hữu cơ trong môi trường nước ao còn ít, việc phát triển biofloc chưa thuận lợi nên cần duy trì màu nước nhạt để tạo thuận lợi cho tôm sinh trưởng.
Khi ứng dụng công nghệ biofloc, ao nuôi phải được khuấy đảo, cung cấp oxy liên tục; trong quá trình nuôi mật độ biofloc được kiểm tra hàng ngày vào 9 giờ sáng bằng bình phễu để có giải pháp xử lý kịp thời khi mật độ biofloc thấp hoặc vượt ngưỡng cho phép, trong mô hình nuôi mật độ biofloc khống chế trung bình 3 ml/L.
Sau hơn 1 tháng nuôi, vừa qua Trung tâm KNKN Bà Rịa Vũng Tàu đã tổ chức hội thảo đầu bờ nhằm thông tin, tuyên truyền đến người nuôi trên địa bàn. Kết quả tại thời điểm hội thảo, tôm phát triển tốt, ước tính tỉ lệ sống đạt 85%, kích cỡ tôm đạt 95 con/kg.
Theo kế hoạch, Trung tâm sẽ tổ chức nghiệm thu mô hình vào tháng thứ 3.
Có thể bạn quan tâm

Không chỉ huyện Tam Bình mà dưa hấu tết tại TP Vĩnh Long và huyện Long Hồ cũng dội chợ. Anh Nguyễn Hoàng Minh (Tam Bình) lái dưa nhiều năm kinh nghiệm cho rằng: Dưa dội chợ là do nông dân mình trồng tự phát không tìm hiểu nhu cầu thị trường và tết này cũng không xuất khẩu được.

Theo Phòng Trồng trọt (Sở Nông nghiệp và PTNT Bắc Giang), do thời tiết thuận lợi, nông dân tuân thủ các biện pháp kỹ thuật khoanh vỏ cành, điều tiết nước tưới hợp lý nên tỷ lệ vải thiều sớm ra hoa đạt hơn 85%, tương đương năm ngoái.

Theo một số nông dân, do thời điểm chong đèn để ra trái đợt này trúng vào dịp Noel, thời tiết lạnh nên dù lượng điện chong “già” trên 20 ngày đêm nhưng nhiều vườn thanh long vẫn không bung nụ. Cộng thêm, thời tiết năm nay lạnh nên thanh long chín muộn hơn bình thường, có nơi kéo dài 7 - 10 ngày hoặc hơn. Do đó, hiện rất nhiều vườn thanh long sẽ có trái chín rộ từ sau rằm tháng giêng trở đi.

Theo các nhà vườn thực hiện phương pháp sản xuất trái cây tạo hình ở huyện Châu Thành, tuy giá khá cao, nhưng vẫn không đủ nguồn cung trong dịp tết năm nay. Nguyên nhân là do thời tiết bất lợi và sâu bệnh tấn công nên ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sản xuất của nhà vườn, dẫn đến tỷ lệ tạo hình bưởi Năm Roi đạt thấp.

Ngôi nhà của Thanh Ngọc và gia đình đang ở được đặt cái tên rất lãng mạn: “Eo biển xanh”, nơi để bạn bè, du khách tìm về nghỉ ngơi thưởng ngoạn món ngon của biển. Thanh Ngọc mang từ biển vào một rá rau mứt vừa được khai thác và tự làm “bác sĩ dinh dưỡng” khiến tôi không khỏi ngạc nhiên trước sự am hiểu tường tận loại đặc sản này của bạn.