Nông dân Lý Nhân - Hà Nam đẩy mạnh nuôi cá lồng trên sông Hồng

Phát huy lợi thế có hơn 27 km sông Hồng chạy qua, từ năm 2012 nhiều hộ nông dân của huyện Lý Nhân đã mạnh dạn đầu tư nuôi cá lồng. Thực tế cho thấy mô hình nuôi cá lồng đã mang lại hiệu quả kinh tế cao nên phát triển số hộ nuôi khá nhanh... Hiện toàn huyện đã có 14 hộ dân áp dụng mô hình này với tổng số 166 lồng cá tập trung ở các xã Phú Phúc, Đạo Lý và Nhân Đạo, chủ yếu nuôi cá Lăng, cá Chép, cá Diêu hồng và Cá Rô phi.
Tuy nhiên, để phát triển mô hình nuôi cá lớn mang tính bền vững, chính quyền các địa phương cần tiếp tục vận động nông dân quy hoạch diện tích nuôi tập trung, tránh tình trạng nông dân tùy ý thả lồng nuôi cá ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên của dòng sông, cản trở giao thông đường thủy. Đồng thời có cơ chế chính sách hỗ trợ và tạo điều kiện về đầu ra để nông dân yên tâm sản xuất.
Có thể bạn quan tâm

Theo hiệp hội Mía đường Việt Nam, hiện nay các nhà máy đang gặp rất nhiều khó khăn, phải “ôm” hàng trăm ngàn tấn đường vì thị trường tiêu thụ ế ẩm…

Chăn nuôi gia súc, gia cầm theo trang trại là hình thức sản xuất đang có xu hướng ngày càng phát triển ở tỉnh Ninh Thuận… Nhờ chủ động được nguồn giống, công tác phòng chống dịch bệnh và nguồn thức ăn, nên chăn nuôi theo hình thức trang trại đem lại hiệu quả kinh tế cao. Điển hình là mô hình trang trại chăn nuôi gà “siêu trứng” với hơn 9.000 con của anh Vũ Yên Sơn, ở thôn Suối Giếng (xã Công Hải, Thuận Bắc).

Nhiều hộ dân ở huyện Vĩnh Thuận (Kiên Giang) đang có nguồn thu nhập 70- 80 triệu đồng/ha từ vụ màu, chủ yếu trồng dưa hoàng kim, dưa hấu, bí xanh… xen canh trên đất lúa.

Tốt nghiệp ĐH Kinh tế quốc dân Hà Nội, được nhận học bổng và học thạc sĩ tại ĐH Southern Taiwan (Đài Loan), nhưng chàng trai 8X Nguyễn Hoàng Hà đã từ bỏ nhiều cơ hội làm việc ở thành phố để về quê… nuôi lợn.