Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nông Dân Lao Đao Vì Lúa Rớt Giá

Nông Dân Lao Đao Vì Lúa Rớt Giá
Ngày đăng: 28/06/2012

Nông dân tỉnh Quảng Bình chưa kịp mừng vì được mùa lúa vụ đông - xuân thì lại thấp thỏm nỗi lo lúa mất giá, bán không được.

Theo thống kê, vụ lúa đông - xuân 2011 - 2012 tại Quảng Bình đạt năng suất cao, bình quân khoảng 57,07 tạ/ha (vượt kế hoạch đề ra 3,07 tạ/ha, cao hơn năm trước 1,39 tạ/ha). Cao nhất là H.Lệ Thủy đạt bình quân gần 63 tạ/ha, sản lượng gần 62.000 tấn. Dù được mùa nhưng giá lúa lại thấp. Cùng kỳ năm trước, giá mỗi tấn lúa gần 7 triệu đồng nhưng giờ giảm còn 4,5 triệu đồng. Trong khi đó, chi phí lúa giống, thủy lợi, phân bón, công chăm sóc, gặt, vận chuyển tăng lên nên tính ra lại bị lỗ, nhà nào may mắn không phải thuê mướn nhiều thì hòa vốn.

Ông Nguyễn Đại Trung (thôn Thượng Phong, xã Phong Thủy, H.Lệ Thủy) than thở: “Mong đến ngày bán lúa nhưng giá thế này thì lỗ quá, người mua thì ít. Gia đình lại đang cần tiền để trả tiền mua phân bón, đưa con đi thi đại học”. Chủ tịch UBND xã Hoa Thủy (H.Lệ Thủy) Nguyễn Quốc Huy cho biết: “Không ít gia đình trong xã tồn hàng tấn lúa, cộng thêm lúa vụ này nữa chắc chẳng còn chỗ cất giữ. Lúa không bán được sẽ phát sinh nhiều hệ lụy như nợ nần tiền công, tiền thuốc, chất lượng lúa giảm sút theo thời gian vì không được bảo quản tốt”.

Được biết, một trong những nguyên nhân khiến giá lúa giảm là do người dân sản xuất những loại giống chất lượng không cao. Tại H.Lệ Thủy, nông dân sử dụng các bộ giống lúa để gieo cấy chủ lực là: X21, Xi23, NX30, XT28 (chiếm hơn 81% tổng diện tích gieo cấy); nhóm chất lượng cao gồm: P6, PC6, HT1, IJ352, IR353 - 66 chỉ chiếm khoảng 5%; còn lại là một số bộ giống khác. Hiện số lúa có chất lượng cao vẫn đang được thương lái thu mua với giá cao. Vì vậy, qua các chuyến kiểm tra trực tiếp tại ruộng, lãnh đạo UBND tỉnh Quảng Bình đã chỉ đạo Sở NN-PTNT và chính quyền các địa phương lưu ý lựa chọn bộ giống thích hợp bố trí cho các vụ tới; ngoài yếu tố năng suất, sản lượng cần chú trọng chất lượng, hiệu quả.

Có thể bạn quan tâm

Thế giới bên kia vẫn có cỏ xanh để Hồ Giáo chăn bò Thế giới bên kia vẫn có cỏ xanh để Hồ Giáo chăn bò

Không hiểu sao khi nhận được tin ông trút hơi thở cuối cùng (chiều 14.10), tôi lại tin rằng, ở thế giới bên kia vẫn có những thảm cỏ xanh rờn để Hồ Giáo lại được tiếp tục chăn bò.

16/10/2015
Nở rộ nuôi hải sâm tại Khánh Hòa Nở rộ nuôi hải sâm tại Khánh Hòa

Hiện nay, dọc đầm Thủy Triều, huyện Cam Lâm, Khánh Hòa, hải sâm tự nhiên phát triển nhiều, sinh sản mạnh đã thúc giục người dân phát triển, mở rộng ao nuôi, cải thiện nguồn thu nhập.

16/10/2015
Hợp sức vươn khơi Hợp sức vươn khơi

Ngư dân phường Điện Dương (thị xã Điện Bàn) đã vượt qua tập quán sản xuất nhỏ lẻ bằng cách hợp sức, góp vốn đóng tàu công suất lớn, đầu tư thiết bị hiện đại, vươn khơi khai thác hải sản xa bờ.

16/10/2015
Gian nan bám biển Hoàng Sa Gian nan bám biển Hoàng Sa

Ngư dân Quảng Nam đang phải gồng mình chống đỡ điều kiện thời tiết thất thường khi bám biển Hoàng Sa trong mùa biển động.

16/10/2015
Quản lý và phát triển nhãn hiệu sản phẩm vùng miền Quản lý và phát triển nhãn hiệu sản phẩm vùng miền

Việc xây dựng hệ thống nhận diện, tổ chức quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể đối với một số sản phẩm đặc trưng của Quảng Nam là hướng đi cấp bách hiện nay.

16/10/2015