Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nông Dân Lãi Khá Khi Tham Gia Mô Hình Cánh Đồng Mẫu Lớn

Nông Dân Lãi Khá Khi Tham Gia Mô Hình Cánh Đồng Mẫu Lớn
Ngày đăng: 28/03/2014

Trong vụ đông xuân 2013 - 2014, huyện Cai Lậy (Tiền Giang) nhân rộng mô hình cánh đồng mẫu lớn tại 4 xã: Mỹ Thành Nam, Thạnh Lộc, Mỹ Phước Tây và Mỹ Hạnh Trung, với tổng diện tích 142 ha. Ngoài ra, ngành Nông nghiệp còn phối hợp với Hội Phụ nữ huyện triển khai thêm 5 mô hình công nghệ sinh thái để quản lý rầy nâu và bệnh virus trên cây lúa với tổng diện tích 80 ha.

Các doanh nghiệp tham gia ký kết hợp đồng, bao tiêu sản phẩm trong khuôn khổ chương trình cánh đồng mẫu lớn gồm: Công ty Tân Thành (Cần Thơ), Công ty Lương thực Tiền Giang, Công ty cổ phần Bảo vệ thực vật An Giang và Công ty ADC.

Qua khảo sát cho thấy, năng suất lúa bình quân đạt từ 78 - 80 tạ/ha. Đáng chú ý, tại xã Mỹ Thành Nam, nông dân thực hiện 30 ha, được Công ty Tân Thành (Cần Thơ) đầu tư giống và bao tiêu sản phẩm, sử dụng giống OM 7347 chất lượng cao, thu kết quả tốt; năng suất lúa đông xuân đạt 100 tạ/ha, được Công ty Tân Thành đầu tư tái chứng nhận Global GAP.

Theo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện, giá lúa của các doanh nghiệp tiêu thụ cho nông dân tham gia cánh đồng mẫu lớn khá cao, lợi nhuận phần đông đều tăng hơn so với sản xuất trong điều kiện bình thường. Cụ thể, Công ty Tân Thành bao tiêu lúa tại Mỹ Thành Nam mức 5.900 đồng/kg, lợi nhuận đạt 60 - 65 triệu đồng/ha, cao hơn ngoài mô hình khoảng 2 triệu đồng/ha.

Các doanh nghiệp khác bao tiêu với giá lúa từ 5.100 - 5.700 đồng/kg. Tính chung, bình quân mỗi ha lúa tham gia chương trình cánh đồng mẫu lớn thu lãi từ 40 - 50 triệu đồng/ha. Đây được xem là mức thu nhập cao nhất của bà con vụ sản xuất đông xuân trong vòng vài năm trở lại đây.


Có thể bạn quan tâm

Đổi thay nhờ tư duy mới Đổi thay nhờ tư duy mới

Đẩy mạnh cơ giới hóa, áp dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là trong sản xuất lúa nước giúp người dân giải phóng sức lao động, hình thành vùng chuyên canh sản xuất lúa hàng hóa, tăng hiệu quả kinh tế từ “bờ xôi ruộng mật”, góp phần đổi thay diện mạo nông thôn vùng lòng chảo.

04/05/2015
Phát triển chăn nuôi hướng thoát nghèo ở Keo Lôm Phát triển chăn nuôi hướng thoát nghèo ở Keo Lôm

Khai thác tiềm năng kinh tế nông – lâm nghiệp, trong đó phát triển chăn nuôi là thế mạnh, những năm qua, cấp ủy, chính quyền xã Keo Lôm (huyện Điện Biên Đông) tích cực tuyên truyền, vận động người dân phát triển chăn nuôi gia súc theo hướng hàng hóa bước đầu mang lại những tín hiệu khả quan trong công tác xóa đói giảm nghèo.

04/05/2015
Hiệu quả bước đầu trong đào tạo nghề nông nghiệp Hiệu quả bước đầu trong đào tạo nghề nông nghiệp

Với hơn 80% dân số sống bằng nghề nông, nên khi Đề án 1956 triển khai thực hiện trên địa bàn tỉnh, nông dân chủ yếu chọn nghề nông bởi nhiều lẽ...

04/05/2015
Nông dân huyện Cao Lãnh thu hoạch mè có lãi cao Nông dân huyện Cao Lãnh thu hoạch mè có lãi cao

Đến ngày 3/5/2015, nông dân huyện Cao Lãnh thu hoạch được 600/700ha mè vụ hè thu năm 2015, tập trung ở các xã Bình Hàng Trung, Mỹ Hội, Mỹ Thọ, An Bình, Nhị Mỹ, Tân Nghĩa và Phong Mỹ; năng suất đạt từ 1 – 1,5 tấn/ha.

04/05/2015
Huyện Lấp Vò xác định 3 ngành hàng chủ lực để tái cơ cấu nông nghiệp Huyện Lấp Vò xác định 3 ngành hàng chủ lực để tái cơ cấu nông nghiệp

Thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương, giai đoạn 2015 – 2020, huyện Lấp Vò xác định tập trung ưu tiên thực hiện 3 ngành hàng chủ lực và lợi thế của huyện, đó là lúa gạo, cây màu và chăn nuôi bò thịt.

04/05/2015