Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nông Dân Krông Nô Làm Giàu Từ Trồng Ngô

Nông Dân Krông Nô Làm Giàu Từ Trồng Ngô
Ngày đăng: 26/03/2014

Trong những năm qua, nông dân trên địa bàn huyện Krông Nô đã trở nên khấm khá, nhờ có thu nhập cao từ sản xuất ngô thương phẩm. Mỗi năm, với 1 ha ngô, trừ mọi chi phí, người trồng có lãi từ 40-50 triệu đồng. Từ sản xuất ngô, cuộc sống của bà con ngày càng ổn định, vươn lên thoát nghèo bền vững.

Trước đây, cũng giống như nhiều hộ nông dân khác trong xã, gia đình ông Nguyễn Thành Trung ở thôn Xuyên Hải, xã Đức Xuyên chủ yếu trồng lúa để lo cái ăn trước mắt. Nhưng đến khi không còn lo thiếu gạo nữa thì ông mới nhận ra gần 2 ha đất bồi ven sông không giúp gia đình ông khá giả được.

Nhận thấy việc trồng ngô trên đất bãi bồi hiệu quả, ông  đã tìm tòi học hỏi kinh nghiệm, áp dụng khoa học kỹ thuật vào đầu tư thâm canh nên vụ nào năng suất ngô của gia đình cũng đạt khá cao và ổn định. Mỗi năm, ruộng nhà ông trồng được 2 vụ ngô. Trong đó, vụ mùa là vụ sản xuất chính.

Nhờ có hệ thống kênh tưới tiêu nên cây ngô ở xã Nâm N’đir (Krông Nô) đạt năng suất cao và ổn định

Theo tính toán của ông Trung, với 2 ha ngô thì mỗi năm đều thu hoạch đạt khoảng 28 tấn. Với giá bán trung bình 6.000 đồng/kg, tiền bán ngô mỗi năm đạt trên dưới 150 triệu đồng. Trừ đi các khoản đầu tư, gia đình ông còn lãi khoảng 100 triệu đồng.

Tương tự, gia đình ông Đặng Thế Hùng cũng ở thôn Nam Thanh, xã Nâm N’đir cũng trồng hơn 1,5 ha ngô, mỗi vụ cho thu hoạch được gần 16 tấn ngô thương phẩm.

Ông Hùng nói: “Vụ đông xuân này, mặc dù thời tiết khá thất thường, nắng nóng kéo dài nhiều ngày khi cây ngô chuẩn bị trổ cờ, nhưng với ruộng ngô của gia đình tôi vẫn chống chịu được, nên tôi dự đoán năng suất bình quân có khả năng đạt từ 8 đến 11 tấn/ha”.

Theo Phòng Nông nghiệp - PTNT huyện Krông Nô thì nhờ khí hậu, thổ nhưỡng của địa phương khá phù hợp với cây ngô, trình độ thâm canh ngô của bà con trên địa bàn cũng ngày càng được nâng cao. Các giống ngô lai đã được người dân lựa chọn, đưa vào trồng đại trà và hiện chiếm khoảng 98% diện tích. Vì vậy, cây ngô đã thực sự trở thành cây trồng mũi nhọn của địa phương khoảng gần 10 năm trở lại đây.

Diện tích cây ngô ở địa phương được mở rộng, không những góp phần nâng cao sản lượng cây lương thực mà còn thay thế dần diện tích cây sắn, cây đậu đỗ kém năng suất của địa phương. Trong vụ mùa năm 2013 vừa qua, toàn huyện đã gieo trồng 9.000 ha; còn vụ đông xuân năm nay, người dân đã đưa vào gieo trồng đại trà các giống ngô lai như DK414, DK9901, C919, CP888, LVN10...

Với diện tích khoảng 1.900 ha, sản lượng ước khoảng 15.000 tấn. Với ưu thế vượt trội hơn so các loại cây trồng khác nên cây ngô thương phẩm được nông dân trong huyện chú trọng đầu tư thâm canh, tăng năng suất một phần cũng nhờ huyện vận động nông dân mạnh dạn áp dụng khoa học kỹ thuật, liên kết với doanh nghiệp đưa các giống năng suất cao, chất lượng tốt vào canh tác.

Bên cạnh đó, một yếu tố góp phần giúp nông dân yên tâm sản xuất, đó là nhờ đầu ra tương đối ổn định, các dịch vụ sau thu hoạch đã được cơ giới hóa và rất linh hoạt đã giúp cho việc thu hoạch của bà con được dễ dàng hơn.


Có thể bạn quan tâm

Trăn Trở Chè VietGAP Ở Lộc Thanh (Lâm Đồng) Trăn Trở Chè VietGAP Ở Lộc Thanh (Lâm Đồng)

Năm 2012, các thôn Tân Bình 1, Tân Bình 2, Thanh Xuân 1 và Thanh Xuân 2 (xã Lộc Thanh, TP Bảo Lộc, Lâm Đồng) được chọn làm vùng quy hoạch để triển khai Dự án sản xuất chè VietGAP của tỉnh. Tuy nhiên, sau 2 năm triển khai, đến nay, những khó khăn của dự án đã bắt đầu nảy sinh.

25/06/2014
Vụ Mới Lắm Khó Khăn Vụ Mới Lắm Khó Khăn

Theo kế hoạch, lịch gieo sạ lúa đại trà vụ đông xuân 2014 – 2015 bắt đầu từ ngày 25.12.2014 đến ngày 10.1.2015. Đối với chân ruộng trũng, chưa rút nước kịp thời thì gieo mạ để cấy và phải chấm dứt gieo cấy trước ngày 15.1.2015. Cơ cấu giống lúa tập trung ở các loại trung, ngắn ngày.

27/11/2014
Trồng Mãng Cầu Theo Hướng Vietgap Hiệu Quả Cao Nhưng Cần Nhiều Vốn Trồng Mãng Cầu Theo Hướng Vietgap Hiệu Quả Cao Nhưng Cần Nhiều Vốn

Ngày nay, xu hướng sản xuất theo hướng an toàn đóng vai trò rất quan trọng, đặc biệt trong vấn đề an toàn thực phẩm. Thực hành nông nghiệp tốt (GAP) là những nguyên tắc được thiết lập nhằm bảo đảm một môi trường sản xuất an toàn, sạch sẽ, không để lại dư lượng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) và các khả năng nhiễm bẩn thực phẩm, an toàn cho người tiêu thụ.

25/06/2014
Thất Thu Vì Ruộng Trầm Thủy Thất Thu Vì Ruộng Trầm Thủy

“Vụ hè cũng như vụ đông, chỗ khác thì lo thiếu nước, còn nông dân ở dọc kênh chìm này thì lúc nào cũng lo thừa nước. Thừa đến nỗi chả trồng được cây gì”- ông Huỳnh Ngọc Vàng ngụ ở đội 3 thôn Gia Hòa, xã Tịnh Long, TP.Quảng Ngãi than thở khi nhắc đến hơn 2 sào ruộng ở xứ đồng Tiểu Giang.

27/11/2014
A Xing Chung Tay Xây Dựng Nông Thôn Mới A Xing Chung Tay Xây Dựng Nông Thôn Mới

Là một xã vùng sâu của huyện Hướng Hóa (Quảng Trị), kinh tế chậm phát triển nhưng với sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ, sự đoàn kết, đồng lòng, góp sức của người dân, xã A Xing đã vượt qua khó khăn, đạt được nhiều thành quả nổi bật trên các lĩnh vực. Trong đó nổi bật nhất là kết quả xây dựng nông thôn mới.

27/11/2014