Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nông dân khổ sở vì bí mất mùa, mất giá

Nông dân khổ sở vì bí mất mùa, mất giá
Ngày đăng: 28/04/2015

Ông Võ Từ Nghĩa (tổ 14, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) mấy hôm nay như ngồi trên đống lửa vì hơn 2 ha bí của ông đầu tư gần 70 triệu đồng nhưng chỉ thu về được 30 triệu đồng. Ông buồn rầu cho biết: Lúc đầu, thấy cây bí phát triển tốt và ra hoa nhiều tôi mừng lắm. Tuy nhiên, do trời mưa đột ngột nên hoa bị rụng, dẫn đến bí không đậu trái.

Đến khi thu hoạch chỉ được 10 tấn nhưng giá bán chỉ được 3.000 đồng/kg nên tôi chỉ thu về được 30 triệu đồng. Tính ra, tôi lỗ gần 40 triệu đồng”. Ông Nghĩa cũng cho hay, cũng với diện tích trên nhưng năm ngoái sau khi trừ chi phí, ông lãi được trên 30 triệu đồng. Do bị thua lỗ nên ông phải mang sổ đỏ của gia đình lên ngân hàng vay tiền để trả nợ và đầu tư vào vụ bí tiếp theo.

Cũng như ông Nghĩa, gia đình ông Trần Thanh Phương (tổ 8, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) cũng không khỏi buồn rầu vì 2 năm nay, gia đình ông dồn hết công sức cho việc trồng bí mong mang lại thu nhập cho gia đình nhưng không ngờ lại liên tục bị lỗ. Ông cho biết: “Năm ngoái, tôi trồng 1 ha bí và đầu tư hết 44 triệu đồng.

Ban đầu, bí đậu trái nhiều nhưng khi gần thu hoạch, gặp mưa dẫn đến bí bị hỏng nên tôi chỉ thu được 15 tấn, bán giá 2.000 đồng/kg, tính ra bị lỗ 14 triệu đồng. Năm nay, tôi dồn hết công sức vào chăm kỹ 1,3 ha bí để mong có chút lãi bù lỗ cho vụ mùa trước nhưng không ngờ tiếp tục bị thất bại.

Dù thu được 31 tấn bí nhưng chỉ bán được với giá 2.000 đồng/kg với lý do bí cho quả nhỏ nên sau khi trừ 50 triệu đồng tiền đầu tư và các khoản chi phí cho việc thu hoạch, tôi chỉ huề vốn chứ không có lãi”.

Nói về nguyên nhân của việc thu mua bí với giá thấp, bà Ngô Thị Kim Oanh, một thương lái thu mua bí tại đây cho biết: “Năm nay, trời nắng nóng kéo dài, sau đó mưa đột ngột, dẫn đến nhiều quả bí bị nấm nên chúng tôi buộc phải mua với giá thấp. Ngoài ra, chi phí vận chuyển cao, buộc chúng tôi phải ép giá bí xuống thấp”.

Như vậy, cùng với thời tiết không thuận lợi khiến bí bị mất mùa, người nông dân trồng bí còn phải ngậm đắng bán bí với giá thấp vì những lý do trên. Với thực tế này, gần 20 hộ trồng bí trên diện tích hơn 30 ha bí tại làng Bung phải đối diện với tình trạng lỗ vốn nặng.


Có thể bạn quan tâm

Ngành hàng vịt chưa phát huy được tiềm năng và lợi thế Ngành hàng vịt chưa phát huy được tiềm năng và lợi thế

Ngành hàng vịt là 1 trong 5 ngành hàng được chọn phát triển trong Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh Đồng Tháp. Song đến nay, so với 4 ngành hàng còn lại thì ngành hàng này vẫn còn khá ì ạch, chưa phát huy được hết tiềm năng và lợi thế vốn có. Ngành nông nghiệp tỉnh đang tập trung nhiều giải pháp để tháo gỡ khó khăn.

07/08/2015
Giá heo hơi tiếp tục giảm mạnh Giá heo hơi tiếp tục giảm mạnh

Từ đầu năm đến nay, giá heo hơi trên địa bàn tỉnh Bình Định liên tục giảm mạnh khiến người chăn nuôi thua lỗ. Theo khảo sát tại các địa phương có phong trào chăn nuôi phát triển mạnh như Hoài Ân, Tuy Phước, An Nhơn, Phù Cát, thời điểm này, giá heo hơi thương lái mua tại chuồng từ 3,4 - 3,7 triệu đồng/tạ; giảm từ 600 - 800 ngàn đồng/tạ so với cùng kỳ năm 2014. Với mức giá này, người chăn nuôi phải chịu lỗ từ 200 - 300 ngàn đồng/tạ thịt heo.

07/08/2015
Giá trứng gia cầm tăng mạnh Giá trứng gia cầm tăng mạnh

Hiện nay, giá trứng gia cầm ở các chợ trên địa bàn huyện Châu Thành A (Hậu Giang) tăng mạnh và hút hàng so với cách đây 1 tháng.

07/08/2015
Tháng 7, khai thác hơn 9.720 tấn thủy sản Tháng 7, khai thác hơn 9.720 tấn thủy sản

Toàn tỉnh Bạc Liêu có 1.290 phương tiện khai thác, đánh bắt thủy sản. Trong tháng 7/2015, các phương tiện đã khai thác hơn 9.720 tấn (trong đó 1.226 tấn tôm, 8.492 tấn cá và các loại thủy sản khác).

07/08/2015
Ngư dân giăng lưới dính nhiều cá cầy Ngư dân giăng lưới dính nhiều cá cầy

Đang vào mùa nước đổ, nhiều ngư dân trên sông Hậu, sông Vàm Nao giăng lưới dính nhiều cá cầy. Loại cá này như cá mè vinh, nhưng có kích thước và trọng lượng lớn hơn.

07/08/2015