Nông Dân Kế Sách (Sóc Trăng) Khấm Khá Nhờ Trồng Nấm Rơm

Nấm rơm là loại dễ trồng, mau thu hoạch, dễ tiêu thụ và cho hiệu quả kinh tế cao, nên nghề trồng nấm được duy trì trên địa bàn huyện Kế Sách (Sóc Trăng).
Từ đầu năm đến nay, nông dân trong huyện đã sử dụng 450 ha diện tích rơm để trồng nấm, tập trung tại các xã: Kế Thành, Kế An, Thới An Hội, Đại Hải, Ba Trinh... Tranh thủ thời gian nông nhàn, lấy công làm lời, nhiều hộ nông dân khấm khá nhờ trồng nấm rơm.
Theo ông Phan Văn Út (ấp Chót Dung, xã Kế An), tổng chi phí để trồng 30 mét mô nấm (tương đương 1000 m2 diện tích rơm) là 175 ngàn đồng. Năng suất trung bình 1 kg/mét mô nấm, tức 30 kg/1000 m2 diện tích rơm, giá bán bình quân 27 ngàn đồng/kg nấm, tổng thu là 850 ngàn đồng.
Như vậy, lấy công làm lời, mỗi công rơm, trong thời gian 1 tháng đem lại thu nhập 635 ngàn đồng cho người trồng nấm. Bên cạnh đó, rơm rạ hoai mục sau khi chất nấm là nguồn phân hữu cơ rất tốt để bón cho cây trồng. Việc trồng nấm rơm giúp hạn chế việc đốt đồng nên cũng giúp làm giảm ô nhiễm môi trường và giảm phát thải khí nhà kính.
Theo phản ánh của nhiều nông dân, trong thời gian qua, diện tích trồng nấm rơm không tăng thêm là do một số trở ngại như: Ruộng thu hoạch bằng máy gặt đập liên hợp khiến việc mua và thu rơm gặp nhiều khó khăn; thời tiết thay đổi thất thường nên năng suất nấm không ổn định khi nấm được trồng ngoài trời.
Để khắc phục các khó khăn trên, một số tổ hợp tác có kế hoạch đầu tư máy cuốn rơm, xây dựng trại trồng nấm trong nhà để nghề trồng nấm rơm ngày càng phát triển và bền vững.
Có thể bạn quan tâm

Đến nay, diện tích hồ tiêu của Tây Nguyên đã tăng lên trên 15.300ha, trong đó có 70% diện tích đã đưa vào khai thác, với sản lượng mỗi năm đạt trên 32.255 tấn tiêu hạt, tập trung chủ yếu ở các tỉnh Dăk Lăk, Gia Lai và Dăk Nông.

Ở xã Phú Hồ, huyện Phú Vang, Thừa Thiên- Huế, ông Phạm Quang Dũng (thôn Di Đông) được coi là một trong những người tiên phong trong chăn nuôi, đặc biệt là nuôi thỏ.

Tình hình nuôi tôm biển của Bến Tre hiện nay đang gặp nhiều khó khăn do dịch bệnh trên tôm đã bùng phát và thiệt hại không nhỏ, nhưng nhìn chung kinh tế thủy sản trong tỉnh không ngừng phát triển cả nuôi trồng, đánh bắt và chế biến xuất khẩu.

Về xã Lộc Nam, huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng, hỏi thăm “ông Phi dúi” tức Đào Duy Phi, gần như ai cũng biết.

Sau nhiều năm nghiên cứu, điều tra, bằng phương pháp chọn lọc cá thể kết hợp chọn lọc hỗn hợp từ các giống bản địa của tỉnh Hải Dương và các tỉnh lân cận, Bộ môn Cây thực phẩm (Viện Cây lương thực- cây thực phẩm) đã chọn tạo thành công 2 giống bí xanh mới mang tên số 1 và số 2.