Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nông Dân Kế Sách (Sóc Trăng) Khấm Khá Nhờ Trồng Nấm Rơm

Nông Dân Kế Sách (Sóc Trăng) Khấm Khá Nhờ Trồng Nấm Rơm
Ngày đăng: 30/10/2014

Nấm rơm là loại dễ trồng, mau thu hoạch, dễ tiêu thụ và cho hiệu quả kinh tế cao, nên nghề trồng nấm được duy trì trên địa bàn huyện Kế Sách (Sóc Trăng).

Từ đầu năm đến nay, nông dân trong huyện đã sử dụng 450 ha diện tích rơm để trồng nấm, tập trung tại các xã: Kế Thành, Kế An, Thới An Hội, Đại Hải, Ba Trinh... Tranh thủ thời gian nông nhàn, lấy công làm lời, nhiều hộ nông dân khấm khá nhờ trồng nấm rơm.

Theo ông Phan Văn Út (ấp Chót Dung, xã Kế An), tổng chi phí để trồng 30 mét mô nấm (tương đương 1000 m2 diện tích rơm) là 175 ngàn đồng. Năng suất trung bình 1 kg/mét mô nấm, tức 30 kg/1000 m2 diện tích rơm, giá bán bình quân 27 ngàn đồng/kg nấm, tổng thu là 850 ngàn đồng.

Như vậy, lấy công làm lời, mỗi công rơm, trong thời gian 1 tháng đem lại thu nhập 635 ngàn đồng cho người trồng nấm. Bên cạnh đó, rơm rạ hoai mục sau khi chất nấm là nguồn phân hữu cơ rất tốt để bón cho cây trồng. Việc trồng nấm rơm giúp hạn chế việc đốt đồng nên cũng giúp làm giảm ô nhiễm môi trường và giảm phát thải khí nhà kính.

Theo phản ánh của nhiều nông dân, trong thời gian qua, diện tích trồng nấm rơm không tăng thêm là do một số trở ngại như: Ruộng thu hoạch bằng máy gặt đập liên hợp khiến việc mua và thu rơm gặp nhiều khó khăn; thời tiết thay đổi thất thường nên năng suất nấm không ổn định khi nấm được trồng ngoài trời.

Để khắc phục các khó khăn trên, một số tổ hợp tác có kế hoạch đầu tư máy cuốn rơm, xây dựng trại trồng nấm trong nhà để nghề trồng nấm rơm ngày càng phát triển và bền vững.


Có thể bạn quan tâm

Nuôi Thành Công Cá Lăng Trên Hồ Thủy Điện Sêrêpốk 4 Nuôi Thành Công Cá Lăng Trên Hồ Thủy Điện Sêrêpốk 4

Sau 4 tháng triển khai, Nhà máy thủy điện Sêrêpốk 4 (Đắk Lắk) cho biết đã thực hiện thành công mô hình nuôi cá lăng đuôi đỏ có nguồn gốc tự nhiên tại lòng hồ 300 ha của nhà máy này.

15/12/2011
Đầu Tư Cho Tam Nông: Chưa Hiệu Quả, Thiếu Bền Vững Đầu Tư Cho Tam Nông: Chưa Hiệu Quả, Thiếu Bền Vững

Báo cáo kết quả giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về đầu tư công cho nông nghiệp, nông thôn, nông dân sáng 18-4 tại Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Đoàn giám sát đề nghị tăng gấp đôi đầu tư cho lĩnh vực này trong giai đoạn tới. Nhưng cũng có ý kiến cho rằng, cần huy động thêm nguồn lực xã hội, không thể chỉ trông chờ ngân sách.

19/04/2012
Mô Hình Nuôi Nhím Kết Hợp Nuôi Thỏ Lợi Nhuận Hàng Trăm Triệu Đồng Mô Hình Nuôi Nhím Kết Hợp Nuôi Thỏ Lợi Nhuận Hàng Trăm Triệu Đồng

Nông dân có sáng tạo sẽ mau làm giàu, chính vì nhờ linh động trong phát triển kinh tế, biết tìm tòi học hỏi, tìm giống cây trồng vật nuôi, áp dụng thực tế tại hộ gia đình đã được nhiều nông dân đầu tư mang lại hiệu quả kinh tế cao. Hộ anh Nguyễn Văn Hòa ở ấp Bình Đông 2 xã Hương Mỹ, huyện Mỏ Cày Nam, tỉnh Bến Tre đã chọn phát triển mô hình nuôi Nhím kết hợp với nuôi Thỏ đem lại lợi nhuận hàng triệu đồng mỗi năm. Anh Hòa trở thành điển hình trong phong trào nông dân sản xuất kinh doanh giỏi ở địa phương.

08/02/2012
Đại Gia Bị Nông Dân Đến Nhà Đòi Nợ Đại Gia Bị Nông Dân Đến Nhà Đòi Nợ

Sáng 18.2, nhiều nông dân kéo đến cổng biệt thự của bà Phạm Thị Diệu Hiền - Tổng Giám đốc Công ty CP Thủy sản Bình An (Bianfishco) ở Cần Thơ, giăng băng rôn, yêu cầu bà Hiền trả nợ tiền mua cá. Khoảng 10 giờ 30 ngày 18.2, nhiều nông dân kéo đến cổng biệt thự của bà Phạm Thị Diệu Hiền - Tổng Giám đốc Công ty CP Thủy sản Bình An (Bianfishco) trên đường 30.4, phường Hưng Lợi, quận Ninh Kiều, TP.Cần Thơ, giăng băng rôn, yêu cầu bà Hiền trả nợ tiền mua cá.

20/02/2012
Diện Tích Nuôi Cá Nước Ngọt Tăng Diện Tích Nuôi Cá Nước Ngọt Tăng

Theo Sở NN&PTNT Bình Định, từ đầu năm đến nay, diện tích nuôi cá nước ngọt trên địa bàn toàn tỉnh có xu hướng tăng mạnh. Đến nay, toàn tỉnh có trên 2.500 ha mặt nước nuôi cá nước ngọt, bao gồm các hình thức nuôi như quảng canh trong hồ chứa thủy lợi, nuôi trong ao, nuôi thả lồng trong các hồ chứa, nuôi trong ao lót bạt và nuôi trong ruộng lúa

03/08/2011