Nuôi Tôm Càng Xanh, Hiệu Quả Kinh Tế Cao Ở Đồng Tháp

Vùng dự án nuôi tôm càng xanh thuộc ấp Bình Dân, xã Nhị Mỹ, huyện Cao Lãnh (Đồng Tháp) có diện tích 493 ha, trong đó diện tích nuôi tôm là 200 ha, tập trung ở ô bao số 8 và ô bao số 21.
Những năm qua, diện tích và sản lượng vùng nuôi tôm càng xanh xã Nhị Mỹ không ngừng gia tăng. Từ 41,5 ha với sản lượng 70 tấn vào năm 2006, đến nay toàn xã có trên 200 ha nuôi tôm càng xanh, sản lượng đạt 400 tấn.
Thời vụ chính bắt đầu thả nuôi từ tháng 6 đến cuối tháng 8 và thu hoạch vào tháng 1 đến tháng 3 năm sau. Thời gian qua, các hộ nuôi của mô hình đã được đầu tư theo hướng thâm canh nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và tăng lợi nhuận. Thực tế năm 2011, các hộ nuôi tôm của xã Nhị Mỹ có lợi nhuận bình quân từ 60 - 80 triệu đồng/ha/vụ, đặc biệt có hộ lợi nhuận từ 90 - 110 triệu đồng/ha/vụ.
Ông Nguyễn Công Sơn - Trưởng Trạm Khuyến nông huyện Cao Lãnh cho biết: Thời gian tới, địa phương sẽ tiếp tục mở rộng diện tích nuôi nhằm tăng thu nhập, ổn định đời sống cho người dân. Đồng thời, tiến hành hoàn thiện cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc trao đổi hàng hóa của các hộ nuôi trong vùng và chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, quy trình sản xuất theo hướng an toàn cho các hộ nuôi.
Có thể bạn quan tâm

Ngày 21/4, thông qua Báo NNVN, thương gia Nguyễn Thị Liễu ( trú tại xã Tây Sơn, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh)- người nỗi tiếng vừa có đám cưới cho con trai ở phố núi Hương Sơn đã có chuyến hoạt động từ thiện tại tỉnh Quảng Trị.

Mùa này, tại Thừa Thiên-Huế sen đang vào vụ, nên sản phẩm từ sen được bán ở nhiều nơi như ở hồ Tịnh Tâm, đường Đinh Tiên Hoàng, Trần Hưng Đạo, chợ Đông Ba, An Cựu...

Ông Lê Hồng Nguyên ở ấp Bình Tốt A, xã Vĩnh Phú Tây, huyện Phước Long (Bạc Liêu) xây 1.500 m2 hồ nuôi rắn ri voi, tường cao 1,2 m, rộng 5 m, dài 10 m, ngăn ra mỗi ô 20 m2, xử lý thật kỹ cho hết mùi xi măng.

TP.HCM có những thế mạnh riêng các nơi khác không thể có được, đó là sản xuất gắn với thị trường tiêu thụ gần chục triệu người. Vì vậy, diện tích gieo trồng rau quả của TP.HCM tăng lên mỗi năm từ diện tích lúa được chuyển đổi.

Trong điều kiện diện tích đất sản xuất bị thu hẹp, nhiều nông dân ở xã Tam Phước (huyện Long Điền - Bà Rịa - Vũng Tàu) đã chọn cách trồng xen dưa hường vào khoai mì, giúp tận dụng tốt diện tích sản xuất, nâng cao thu nhập và giúp cho việc chăm sóc khoai mì hiệu quả cao hơn.