Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nông Dân Huyện Lak Điêu Đứng Vì Giống Ngô Kém Chất Lượng

Nông Dân Huyện Lak Điêu Đứng Vì Giống Ngô Kém Chất Lượng
Ngày đăng: 13/05/2014

Vụ đông xuân vừa qua, nông dân hai xã Dak Nuê và Dak Niêng (huyện Lak, Đắk Lắk) đã gieo trồng giống ngô NK67 được nhập khẩu bởi Công ty TNHH Syngenta và do Công ty Cổ phần Bảo vệ thực vật An Giang cung cấp. Nhưng sau gần 4 tháng gieo trồng, đến khi thu hoạch loại ngô này không cho hạt, gây thiệt hại cho nhiều gia đình.

Theo phản ánh của người dân ở xã Dak Niêng và các thôn Yên Thành 2, buôn Thăm 2 ở xã Dak Nuê, vụ đông xuân năm nay, khi chuyển đổi diện tích trồng lúa sang trồng giống ngô trên thì tỷ lệ cây ngô cho hạt rất thấp, năng suất bị sụt giảm từ 30-50%.

Mặc dù người dân gieo trồng, chăm sóc, bón phân đúng kỹ thuật, ruộng ngô phát triển khá tốt, cây cao quá đầu người, bình quân mỗi cây cho ra 2 bắp nhưng đến 2/3 số cây chỉ có 1 bắp ra hạt, còn 1 bắp không có hạt và 1/3 số cây còn lại có bắp mà không có hạt.

Trong khi các vụ đông xuân trước, cùng một chân ruộng, bà con gieo trồng giống ngô VN10 thì bình quân năng suất đạt 8 tấn hạt khô/ha, trừ tất cả chi phí thì người nông dân còn thu lãi từ 20-25 triệu đồng/ha. Còn nay, với giống ngô này, các hộ dân ở đây cao nhất chỉ hòa vốn, thậm chí là lỗ.

Ông Nguyễn Văn Chiến, Phó trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Lak cho biết: “Tình trạng giống ngô NK67 không hạt, thưa hạt, thụ phấn kết hạt kém không chỉ xảy ra ở xã Dak Nuê mà còn xảy ra ở một số xã khác như Dak Liêng, thị trấn Liên Sơn.

Kết quả kiểm tra theo đơn thư kiến nghị của các hộ dân sử dụng giống ngô NK67 trồng vụ đông xuân 2013-2014 vào ngày 22-4 vừa qua cho thấy: Tại Dak Liêng có 15 hộ và thị trấn Liên Sơn có 1 hộ, trồng tổng cộng 13 ha; trong đó có 3 ha Công ty TNHH Syngenta hỗ trợ giống và 10 ha bà con mua tại các đại lý bán giống của Công ty này. Mức độ thiệt hại từ 20-40% sản lượng.

Từ kết quả này, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Lak và UBND các xã, thị trấn đã đề nghị Công ty TNHH Syngenta nên có biện pháp hỗ trợ đền bù cho nông dân…”.

Từ chuyện nhập, bán các loại giống ngô, bí năng suất thấp đã xảy ra những năm gần đây, thiết nghĩ ngành nông nghiệp ở các huyện, nhất là các trạm khuyến nông, cần tăng cường quản lý chặt chẽ việc triển khai khảo nghiệm, lựa chọn xây dựng đánh giá chất lượng, hiệu quả các mô hình giống cây trồng mới trước khi nhập, bán cho nông dân gieo trồng, sản xuất để phòng tránh những thiệt hại xảy ra cho người dân.


Có thể bạn quan tâm

Kiểm tra công tác giáo dục quốc phòng tại T.Ư Hội NDVN Kiểm tra công tác giáo dục quốc phòng tại T.Ư Hội NDVN

Sáng 19.10, tại Hà Nội, Đoàn kiểm tra của Hội đồng giáo dục quốc phòng - an ninh (QPAN) Trung ương do Thượng tướng, PGS-TS Võ Tiến Trung - Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Hội đồng giáo dục QPAN Trung ương.

21/10/2015
Thiếu trầm trọng kho lạnh bảo quản nông sản Thiếu trầm trọng kho lạnh bảo quản nông sản

Bà Lê Thị Thanh Hương – Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ nông dân nông thôn (T.Ư Hội Nông dân Việt Nam) cho biết như vậy tại buổi họp báo ngày 19.10 về Festival Nông nghiệp 2015. Theo bà Hương: Hiện tại, hệ thống kho chứa bảo quản lúa, gạo đã có khối lượng lớn.

21/10/2015
Bớt nghèo nhờ năng động làm ăn Bớt nghèo nhờ năng động làm ăn

Xã Bình Giang từng là địa phương nghèo nhất nhì của vùng cát trắng Thăng Bình (Quảng Nam). Sau 5 năm triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), Bình Giang đã ra khỏi danh sách xã nghèo với những bước chuyển mình ngoạn mục.

21/10/2015
Nữ đại gia không biết chữ sở hữu đàn lợn nghìn con Nữ đại gia không biết chữ sở hữu đàn lợn nghìn con

Từ một người phụ nữ không biết chữ, chị Trần Thị Bé, ở thôn Vân Cẩm, xã Đông Lỗ (Hiệp Hòa, Bắc Giang) đã trở thành một nữ “đại gia” với việc sở hữu tới trên 1.000 con lợn.

21/10/2015
Mất đất vẫn có việc thu nhập cao hơn làm ruộng Mất đất vẫn có việc thu nhập cao hơn làm ruộng

Mất đất, mất kế sinh nhai, thế nhưng nhờ được hỗ trợ học nghề, người dân phường Phú Lương (Hà Đông, Hà Nội) vẫn tìm được việc làm với thu nhập khá.

21/10/2015