Nông dân huyện Đầm Dơi chuyển đổi hình thức nuôi tôm

Hai hình thức được nhiều bà con chuyển đổi nuôi là: Nuôi theo mô hình công nghiệp và mô hình quảng canh cải tiến.
Diện tích nuôi tôm công nghiệp ở huyện Đầm Dơi đầu năm đến nay đã phát triển mới 180 ha, nâng tổng số toàn huyện thời điểm này có trên 2.800 ha. Diện tích nuôi tôm quảng canh cải tiến từ đầu năm 2015 đến nay phát triển gần 1.600 ha, nâng tổng số toàn huyện có hơn 31.000 ha.
Do nuôi tôm quảng canh cải tiến có nhiều ưu điểm: không đòi hỏi kỹ thuật cao như nuôi tôm công nghiệp; kinh phí đầu tư cho một vụ nuôi không nhiều; phù hợp diện tích của nhiều người nuôi; hạn chế được dịch bệnh; năng suất ổn định, nên ngày càng có nhiều nông dân trong huyện Đầm Dơi thực hiện.
Có thể bạn quan tâm

Anh là người tiên phong, cũng là người giúp nông dân trong xã Cam Hải Đông, huyện Cam Lâm (Khánh Hòa) nhân rộng mô hình nuôi dông (kỳ nhông) trên cát. Anh là Phạm Khắc Bảo (25 tuổi, thôn Hải Triều, xã Cam Hải Đông) chủ một trại nuôi dông có giá trị lên đến cả tỷ đồng.

Tình trạng đình trệ thi công nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học tại Phú Thọ đang khiến hàng trăm hộ nông dân của vùng nguyên liệu trồng sắn rơi vào cảnh bấp bênh khi thiếu đầu ra tiêu thụ.

Theo lãnh đạo UBND xã Vĩnh Tân (huyện Vĩnh Cửu, Đồng Nai), trên địa bàn xã có 11 hộ ở ấp 5 bị tình trạng “bắp không hạt” với diện tích gần 4 hécta.

Những năm gần đây, nông dân xã Tân Phong (Cai Lậy, Tiền Giang) đã mạnh dạn áp dụng các tiến bộ kỹ thuật xử lý chôm chôm ra hoa trái vụ, góp phần nâng cao mức sống cho nhiều nông hộ, trong đó có anh Huỳnh Văn Chiến ở ấp Tân Luông A.

Hiện tôm thẻ chân trắng đang phát triển mạnh đối với loại hình nuôi công nghiệp và đang thâm nhập loại hình quảng canh truyền thống. Tuy nhiên, người dân còn thiếu thông tin về giá cả, loại giống và chất lượng, vì thế không ít chủ đầm tôm công nghiệp đổ nợ vì tôm chết.