Nông dân huyện Đầm Dơi chuyển đổi hình thức nuôi tôm

Hai hình thức được nhiều bà con chuyển đổi nuôi là: Nuôi theo mô hình công nghiệp và mô hình quảng canh cải tiến.
Diện tích nuôi tôm công nghiệp ở huyện Đầm Dơi đầu năm đến nay đã phát triển mới 180 ha, nâng tổng số toàn huyện thời điểm này có trên 2.800 ha. Diện tích nuôi tôm quảng canh cải tiến từ đầu năm 2015 đến nay phát triển gần 1.600 ha, nâng tổng số toàn huyện có hơn 31.000 ha.
Do nuôi tôm quảng canh cải tiến có nhiều ưu điểm: không đòi hỏi kỹ thuật cao như nuôi tôm công nghiệp; kinh phí đầu tư cho một vụ nuôi không nhiều; phù hợp diện tích của nhiều người nuôi; hạn chế được dịch bệnh; năng suất ổn định, nên ngày càng có nhiều nông dân trong huyện Đầm Dơi thực hiện.
Có thể bạn quan tâm

Nhờ thực hiện đồng bộ nhiều biện pháp thiết thực, sản xuất nông nghiệp (SXNN) tỉnh ta thời gian qua đã có bước phát triển khá toàn diện; bộ mặt nông thôn ngày càng đổi mới; đời sống vật chất và tinh thần của nông dân được cải thiện.

Ông Phan Kiếm Hiệp (65 tuổi) ở thôn 4, xã Mỹ Thắng, huyện Phù Mỹ, vừa được Trung ương Hội Nông dân Việt Nam bình chọn là 1 trong 63 nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2015.

Cửa hàng bán thịt heo đạt tiêu chuẩn VietGAP đầu tiên trên cả nước đã chính thức ra mắt tại chợ Hòa Bình (Q. 5, TPHCM) vào ngày 9-10 vừa qua, thu hút khá nhiều người tiêu dùng.

Phó chủ tịch Hiệp hội Cà phê ca cao Việt Nam vừa lên tiếng cảnh báo đang có tình trạng nhiều thị trường đầu cơ nông sản.

Để vững bước gia nhập TPP, Việt Nam phải tìm cách liên kết vào chuỗi giá trị và ứng dụng công nghệ nông nghiệp hiện đại.