Nông dân huyện Đầm Dơi chuyển đổi hình thức nuôi tôm

Hai hình thức được nhiều bà con chuyển đổi nuôi là: Nuôi theo mô hình công nghiệp và mô hình quảng canh cải tiến.
Diện tích nuôi tôm công nghiệp ở huyện Đầm Dơi đầu năm đến nay đã phát triển mới 180 ha, nâng tổng số toàn huyện thời điểm này có trên 2.800 ha. Diện tích nuôi tôm quảng canh cải tiến từ đầu năm 2015 đến nay phát triển gần 1.600 ha, nâng tổng số toàn huyện có hơn 31.000 ha.
Do nuôi tôm quảng canh cải tiến có nhiều ưu điểm: không đòi hỏi kỹ thuật cao như nuôi tôm công nghiệp; kinh phí đầu tư cho một vụ nuôi không nhiều; phù hợp diện tích của nhiều người nuôi; hạn chế được dịch bệnh; năng suất ổn định, nên ngày càng có nhiều nông dân trong huyện Đầm Dơi thực hiện.
Có thể bạn quan tâm

Nhiều DN và trang trại ở Đông Nam bộ vẫn cho rằng, nếu liên kết với nhau tạo thành chuỗi giá trị thực sự, gà trắng Việt Nam vẫn có thể đứng vững.

Ngoài chất cấm, các loại thức ăn bổ sung có ghi nhãn siêu nạc, siêu tăng trọng, bung đùi, nở vai, nở ức,... cũng được bày bán và sử dụng tràn lan trong chăn nuôi.

Ngày 13/10, Tân Hoa xã dẫn lời Bộ trưởng Kinh tế Indonesia Darmin Nasution cho biết quốc gia này đang thảo luận với Việt Nam và Thái Lan về khả năng nhập khẩu gạo từ hai nước trên nhằm ứng phó với tác động của hiện tượng El Nino.

Mới qua 3/4 thời gian đã thấy rõ “đích” xuất nhập khẩu (XNK) cả năm 2015. Sự phục hồi của nền kinh tế khá thuyết phục với mức tăng GDP 9 tháng đạt 6,5%- cao nhất so với cùng kỳ 4 năm trước. Môi trường kinh doanh được cải thiện rõ rệt.

Thủy sản là mặt hàng xuất khẩu chủ lực, đem về hàng tỷ USD mỗi năm nhưng hiện nay điều bất ổn là không ít DN thủy sản vẫn thường xuyên phải nhập khẩu nguyên liệu phục vụ chế biến. Tình trạng này vừa khiến DN bị động vừa có thể gây ra nhiều hệ lụy khôn lường.