Nông Dân Học Làm Bác Sĩ Thú Y

Lớp dạy nghề chăn nuôi thú y tại xã Cao Thượng, Tân Yên (Bắc Giang) đã trang bị cho nông dân những kiến thức về kỹ thuật phòng và chữa bệnh cho đàn gia súc, gia cầm.
Lớp học này do Hội ND xã Cao Thượng phối hợp với Trung tâm Hỗ trợ, đào tạo và cung ứng nhân lực tỉnh Bắc Giang tổ chức. Bà Nguyễn Thị Thuyết- Chủ tịch Hội ND xã Cao Thượng cho biết: “Hiện, xã Cao Thượng có 1.600 con lợn, 23.000 con gà, 2.500 con vịt. Tập trung nhiều nhất ở 2 thôn Trong Hạ và Ngoài Hạ.
Xã Cao Thượng có 1.657 hộ thì có 700 hộ chăn nuôi gia súc, gia cầm. Toàn xã có 13 thôn nhưng mới có 7 thôn thú y viên có bằng cấp. Với số lượng và trình độ như vậy họ không đáp ứng nhu cầu chữa bệnh cho đàn vật nuôi của bà con ND trong xã”.
Mở lớp tại xã
Để đáp ứng nhu cầu của ND, Hội ND xã đã phối hợp với Trung tâm Hỗ trợ, đào tạo và cung ứng nhân lực tỉnh tổ chức dạy nghề chăn nuôi thú y cho ND. Theo đó, 35 học viên tham gia học nghề trong 2 tháng, mỗi tuần học 1 buổi. Học viên được học nghề miễn phí; được hỗ trợ tài liệu, đồ dùng học tập.
Tham gia lớp học, học viên được trang bị kiến thức phòng, chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm; công tác vệ sinh thú y; cách thức sử dụng thuốc thú y trong chăn nuôi...
Chủ động kiểm soát dịch bệnh
Chị Nguyễn Thị Dương, thôn Trong Hạ- học viên lớp chăn nuôi thú y cho biết: “ Gia đình tôi đã 7 năm nuôi lợn. Năm 2011 đàn lợn của gia đình tôi bị ốm, do chậm trễ trong khâu điều trị, dẫn đến lợn chết nên đã bị thiệt hại hơn 25 triệu đồng”. Sau lần đó, biết có lớp học về thú y, chị Dương đăng ký theo học ngay.
“Trong quá trình học, giáo viên kết hợp dạy lý thuyết với thực hành tại gia đình học viên nên chúng tôi tiếp thu kiến thức rất nhanh. Với những kiến thức được học, tôi đã chủ động hơn trong việc phát hiện dịch bệnh để kịp thời phòng tránh và có phương án điều trị kịp thời. Nhờ vậy trọng lượng của đàn lợn tăng nhanh”- chị Dương phấn khởi cho biết.
"Với những kiến thức được học, tôi đã chủ động hơn trong việc phát hiện dịch bệnh để kịp thời phòng tránh và có phương án điều trị”. Chị Nguyễn Thị Dương
Hiện, gia đình chị Dương có 24 con lợn thịt và 2 lợn nái. Với giá bán trên thị trường là 420.000 đồng/tạ lợn hơi, 2 năm xuất chuồng 5 lứa, mỗi năm chị thu được gần 100 triệu đồng.
Cũng có nhiều năm nuôi lợn như chị Dương, chị Đoàn Thị Thanh (thôn Trong Hạ) khoe: “Bây giờ tôi có thể tự làm “bác sĩ” chữa bệnh cho 25 con lợn, 300 con vịt và 100 con ngan của gia đình rất hiệu quả rồi”.
Theo Hội ND xã Cao Thương, sau khóa học, đa số các học viên đã nắm được các kỹ năng cơ bản về phòng chữa bệnh cho gia súc, góp phần phòng ngừa dịch bệnh, giúp nghề chăn nuôi của địa phương phát triển.
Có thể bạn quan tâm

Mấy năm trước, trong chuyến đi Quảng Trạch (Quảng Bình) nghe giới thiệu giống lúa mới, anh Nguyễn Xuân Kỳ, Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Nông nghiệp Quảng Bình (TCTNNQB) cho biết cùng với giống lúa, công ty đang tìm kiếm giống lạc mới nhằm thay thế giống lạc cũ năng suất quá thấp… Bước đầu công ty đã lai tạo được giống SVL1 bắt đầu trồng thử nghiệm...

Từ năm 2005 đến nay, huyện Tuy Phước (Bình Định) đã triển khai khá tốt Dự án Phát triển ngành lâm nghiệp (DA WB3), phủ xanh rừng trồng trên đất trống, đồi núi trọc, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân địa phương.

Chiều ngày 16/6, “Hội nghị Tiếp tục đẩy mạnh tiêu thụ quả vải vùng Đông - Tây Nam Bộ 2014” đã diễn ra tại TP.HCM, do Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp - Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) và UBND ba tỉnh, thành phố gồm: TP.HCM, Bắc Giang, Hải Dương kết hợp tổ chức.

Ngoài ra hiện nay, Hàm Thuận Bắc đang đẩy mạnh ứng dụng mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ giống lúa xác nhận và lúa thương phẩm với Công ty TNHH Nha Hố và Công ty phân bón Khang Nông, ở 3 xã điểm xây dựng nông thôn mới (Hàm Trí, Hồng Sơn, Hàm Phú) với diện tích 43,9 ha/77 hộ tham gia, đạt hiệu quả cao trong vụ đông xuân. Huyện đang chỉ đạo 3 xã nhân rộng mô hình liên kết trong vụ hè thu, đến nay 3 xã đã ký kết mở rộng mô hình lên 103,6 ha.

Để tăng cường đầu ra và giữ giá cho quả vải thiều, chiều 16/6, hai tỉnh Bắc Giang và Hải Dương đã phối hợp với Bộ Công Thương, Bộ NN&PTNT tổ chức Hội nghị tiếp tục đẩy mạnh tiêu thụ quả vải vùng Đông Tây Nam Bộ năm 2014 tại TP.HCM.