Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nông Dân Học Làm Bác Sĩ Thú Y

Nông Dân Học Làm Bác Sĩ Thú Y
Ngày đăng: 15/02/2014

Lớp dạy nghề chăn nuôi thú y tại xã Cao Thượng, Tân Yên (Bắc Giang) đã trang bị cho nông dân những kiến thức về kỹ thuật phòng và chữa bệnh cho đàn gia súc, gia cầm.

Lớp học này do Hội ND xã Cao Thượng phối hợp với Trung tâm Hỗ trợ, đào tạo và cung ứng nhân lực tỉnh Bắc Giang tổ chức. Bà Nguyễn Thị Thuyết- Chủ tịch Hội ND xã Cao Thượng cho biết: “Hiện, xã Cao Thượng có 1.600 con lợn, 23.000 con gà, 2.500 con vịt. Tập trung nhiều nhất ở 2 thôn Trong Hạ và Ngoài Hạ.

Xã Cao Thượng có 1.657 hộ thì có 700 hộ chăn nuôi gia súc, gia cầm. Toàn xã có 13 thôn nhưng mới có 7 thôn thú y viên có bằng cấp. Với số lượng và trình độ như vậy họ không đáp ứng nhu cầu chữa bệnh cho đàn vật nuôi của bà con ND trong xã”.

Mở lớp tại xã

Để đáp ứng nhu cầu của ND, Hội ND xã đã phối hợp với Trung tâm Hỗ trợ, đào tạo và cung ứng nhân lực tỉnh tổ chức dạy nghề chăn nuôi thú y cho ND. Theo đó, 35 học viên tham gia học nghề trong 2 tháng, mỗi tuần học 1 buổi. Học viên được học nghề miễn phí; được hỗ trợ tài liệu, đồ dùng học tập.

Tham gia lớp học, học viên được trang bị kiến thức phòng, chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm; công tác vệ sinh thú y; cách thức sử dụng thuốc thú y trong chăn nuôi...

Chủ động kiểm soát dịch bệnh

Chị Nguyễn Thị Dương, thôn Trong Hạ- học viên lớp chăn nuôi thú y cho biết: “ Gia đình tôi đã 7 năm nuôi lợn. Năm 2011 đàn lợn của gia đình tôi bị ốm, do chậm trễ trong khâu điều trị, dẫn đến lợn chết nên đã bị thiệt hại hơn 25 triệu đồng”. Sau lần đó, biết có lớp học về thú y, chị Dương đăng ký theo học ngay.

 “Trong quá trình học, giáo viên kết hợp dạy lý thuyết với thực hành tại gia đình học viên nên chúng tôi tiếp thu kiến thức rất nhanh. Với những kiến thức được học, tôi đã chủ động hơn trong việc phát hiện dịch bệnh để kịp thời phòng tránh và có phương án điều trị kịp thời. Nhờ vậy trọng lượng của đàn lợn tăng nhanh”- chị Dương phấn khởi cho biết.

"Với những kiến thức được học, tôi đã chủ động hơn trong việc phát hiện dịch bệnh để kịp thời phòng tránh và có phương án điều trị”. Chị Nguyễn Thị Dương

Hiện, gia đình chị Dương có 24 con lợn thịt và 2 lợn nái. Với giá bán trên thị trường là 420.000 đồng/tạ lợn hơi, 2 năm xuất chuồng 5 lứa, mỗi năm chị thu được gần 100 triệu đồng.

Cũng có nhiều năm nuôi lợn như chị Dương, chị Đoàn Thị Thanh (thôn Trong Hạ) khoe: “Bây giờ tôi có thể tự làm “bác sĩ” chữa bệnh cho 25 con lợn, 300 con vịt và 100 con ngan của gia đình rất hiệu quả rồi”.

Theo Hội ND xã Cao Thương, sau khóa học, đa số các học viên đã nắm được các kỹ năng cơ bản về phòng chữa bệnh cho gia súc, góp phần phòng ngừa dịch bệnh, giúp nghề chăn nuôi của địa phương phát triển.


Có thể bạn quan tâm

Phập phồng vụ rau mùa đông Phập phồng vụ rau mùa đông

Ảnh hưởng của cơn bão số 3 kèm mưa to, gió mạnh vừa qua đã khiến nhiều diện tích rau trong tỉnh bị dập nát, hư hỏng. Người trồng rau vì thế cũng phập phồng, lo lắng khi quyết định xuống giống rau vụ đông, bởi mùa mưa bão đã bắt đầu...

02/10/2015
Tây Xuân về đích nông thôn mới Tây Xuân về đích nông thôn mới

Tuy không thuộc diện xây dựng nông thôn mới (XDNTM) đến năm 2015, nhưng nhờ có lợi thế về điều kiện kinh tế-xã hội, nhất là sự đồng thuận của nhân dân, nên huyện Tây Sơn và tỉnh đồng ý bổ sung xã Tây Xuân vào lộ trình hoàn thành XDNTM vào năm 2015.

02/10/2015
Trồng mai nuôi cá thu lãi khá Trồng mai nuôi cá thu lãi khá

Đó là anh Nguyễn Ngọc Quà, ở thôn Háo Đức, xã Nhơn An (TX An Nhơn). Từ chỗ nghèo khó, nhờ theo nghề trồng mai mà gia đình anh có “của ăn, của để”. Anh còn giúp nhiều hộ trong thôn về kỹ thuật trồng mai kiểng, tạo nhiều việc làm cho người lao động.

02/10/2015
Không thay đổi, 20 năm tới xuất khẩu gạo Việt Nam vẫn ì ạch Không thay đổi, 20 năm tới xuất khẩu gạo Việt Nam vẫn ì ạch

Nếu không có sự chuyển biến về mặt chất lượng và thay đổi về chuỗi giá trị, 20 năm tới xuất khẩu gạo Việt Nam vẫn cứ ì ạch như hiện nay, ông Nguyễn Đình Bích, chuyên gia nghiên cứu và phân tích thị trường lúa gạo Việt Nam, cảnh báo.

02/10/2015
Tập huấn ủ phân hữu cơ vi sinh Tập huấn ủ phân hữu cơ vi sinh

Vừa qua, Tổ chức Tầm nhìn thế giới phối hợp với Trung tâm Khuyến nông Thanh Hóa triển khai 12 lớp tập huấn ủ phân hữu cơ vi sinh bằng chế phẩm Emic cho trên 600 lượt hộ nông dân tham gia.

02/10/2015