Nông Dân Học Làm Bác Sĩ Thú Y

Lớp dạy nghề chăn nuôi thú y tại xã Cao Thượng, Tân Yên (Bắc Giang) đã trang bị cho nông dân những kiến thức về kỹ thuật phòng và chữa bệnh cho đàn gia súc, gia cầm.
Lớp học này do Hội ND xã Cao Thượng phối hợp với Trung tâm Hỗ trợ, đào tạo và cung ứng nhân lực tỉnh Bắc Giang tổ chức. Bà Nguyễn Thị Thuyết- Chủ tịch Hội ND xã Cao Thượng cho biết: “Hiện, xã Cao Thượng có 1.600 con lợn, 23.000 con gà, 2.500 con vịt. Tập trung nhiều nhất ở 2 thôn Trong Hạ và Ngoài Hạ.
Xã Cao Thượng có 1.657 hộ thì có 700 hộ chăn nuôi gia súc, gia cầm. Toàn xã có 13 thôn nhưng mới có 7 thôn thú y viên có bằng cấp. Với số lượng và trình độ như vậy họ không đáp ứng nhu cầu chữa bệnh cho đàn vật nuôi của bà con ND trong xã”.
Mở lớp tại xã
Để đáp ứng nhu cầu của ND, Hội ND xã đã phối hợp với Trung tâm Hỗ trợ, đào tạo và cung ứng nhân lực tỉnh tổ chức dạy nghề chăn nuôi thú y cho ND. Theo đó, 35 học viên tham gia học nghề trong 2 tháng, mỗi tuần học 1 buổi. Học viên được học nghề miễn phí; được hỗ trợ tài liệu, đồ dùng học tập.
Tham gia lớp học, học viên được trang bị kiến thức phòng, chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm; công tác vệ sinh thú y; cách thức sử dụng thuốc thú y trong chăn nuôi...
Chủ động kiểm soát dịch bệnh
Chị Nguyễn Thị Dương, thôn Trong Hạ- học viên lớp chăn nuôi thú y cho biết: “ Gia đình tôi đã 7 năm nuôi lợn. Năm 2011 đàn lợn của gia đình tôi bị ốm, do chậm trễ trong khâu điều trị, dẫn đến lợn chết nên đã bị thiệt hại hơn 25 triệu đồng”. Sau lần đó, biết có lớp học về thú y, chị Dương đăng ký theo học ngay.
“Trong quá trình học, giáo viên kết hợp dạy lý thuyết với thực hành tại gia đình học viên nên chúng tôi tiếp thu kiến thức rất nhanh. Với những kiến thức được học, tôi đã chủ động hơn trong việc phát hiện dịch bệnh để kịp thời phòng tránh và có phương án điều trị kịp thời. Nhờ vậy trọng lượng của đàn lợn tăng nhanh”- chị Dương phấn khởi cho biết.
"Với những kiến thức được học, tôi đã chủ động hơn trong việc phát hiện dịch bệnh để kịp thời phòng tránh và có phương án điều trị”. Chị Nguyễn Thị Dương
Hiện, gia đình chị Dương có 24 con lợn thịt và 2 lợn nái. Với giá bán trên thị trường là 420.000 đồng/tạ lợn hơi, 2 năm xuất chuồng 5 lứa, mỗi năm chị thu được gần 100 triệu đồng.
Cũng có nhiều năm nuôi lợn như chị Dương, chị Đoàn Thị Thanh (thôn Trong Hạ) khoe: “Bây giờ tôi có thể tự làm “bác sĩ” chữa bệnh cho 25 con lợn, 300 con vịt và 100 con ngan của gia đình rất hiệu quả rồi”.
Theo Hội ND xã Cao Thương, sau khóa học, đa số các học viên đã nắm được các kỹ năng cơ bản về phòng chữa bệnh cho gia súc, góp phần phòng ngừa dịch bệnh, giúp nghề chăn nuôi của địa phương phát triển.
Có thể bạn quan tâm

Thời gian này đã vào cuối vụ, quả không còn nhiều nên giá chanh đào đang giữ ở mức cao từ 55 - 60 nghìn đồng/kg. Ngay cả vào thời điểm chính vụ giá chanh xuống mức thấp nhất cũng từ 40-50 nghìn đồng/kg. Mức giá này cao gấp 2-3 lần so với chanh thường nên nhiều tiểu thương đang tranh thủ dịp này để thu lợi lớn.

Tháng 10, trên khắp cánh đồng Mường Thanh đâu đâu cũng tấp nập là tiếng người hòa vang cùng tiếng máy. Mường Thanh vào mùa gặt, dọc đôi bờ sông Nậm Rốm là màu vàng óng ả của lúa xen lẫn màu xanh của ngói mới, của những màu tôn đỏ, tôn xanh. Cánh đồng Mường Thanh hiện ra như một bức tranh hữu tình tuyệt đẹp.

Canh tác trên đất đồi mới khai hoang khô cằn sỏi đá đã là điều khó, có thành quả nữa thì thật là điều “không tưởng”. Sau nhiều nỗ lực, cố gắng, chính quyền và người dân tái định cư (TĐC) thị xã Mường Lay đã hiện thực hóa được điều “không tưởng” ấy bằng chính sức mạnh từ niềm tin.

Từ trụ sở UBND xã Hiếu Liêm phải băng qua đoạn đường rừng lắt léo, lởm chởm đá chừng 4-5km mới đến vùng ven sông, suối của ấp 4, nơi xuất hiện một số “đại gia” trồng cam, quýt. Mùa này, quýt đường đang ra hoa, còn cam bắt đầu cho trái nhỏ. Đứng từ trên cao nhìn xuống, những vườn cam, quýt trông đều tăm tắp như tấm thảm màu xanh khổng lồ đang gợn sóng.

Trong những năm qua, huyện Châu Thành là địa phương chịu thiệt hại nặng do dịch bệnh chổi rồng trên nhãn. Bệnh chổi rồng gây hại làm giảm sản lượng hơn 50.000 tấn nhãn mỗi năm. Bằng nhiều biện pháp, các ngành chức năng có nhiều nỗ lực khống chế dịch bệnh nhưng hiệu quả vẫn chưa cao.