Nông dân góp đất trồng mía theo mô hình cơ giới hóa đồng bộ

Niên vụ 2015 – 2016 này, 10 hộ nông dân xã Xuân Lam (Thọ Xuân, Thanh Hóa) đã đứng ra góp ruộng thành “cánh đồng mẫu lớn” rộng 16 ha tại khu vực Bãi Hướng để trồng mía theo mô hình “cơ giới hóa đồng bộ”.
Ở mô hình này, Công ty CP Mía đường Lam Sơn phối hợp, hỗ trợ các hộ dân về mặt kỹ thuật nên 100% các khâu canh tác như cày bừa, đào hố, trồng mía giống, bón phân, phun thuốc trừ sâu, thu hoạch... đều được thực hiện bằng máy.
Đến nay, cánh đồng mía này phát triển tốt, năng suất dự kiến đạt khoảng 120 tấn/ha, cao hơn 30% các ruộng mía canh tác truyền thống.
Việc gần như không phải thuê lao động thủ công cộng với năng suất tăng cao nên dự kiến lợi nhuận của mô hình đạt khoảng 50 triệu đồng/ha.
Được biết, đây là một trong những mô hình thâm canh mía đầu tiên ở Thanh Hóa theo hướng cơ giới hóa đồng bộ, kỳ vọng tạo bước đột phá trong việc nâng cao năng suất cây mía nguyên liệu.
Có thể bạn quan tâm

Ông Lê Bình, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Quảng Trị cho hay, tôm thẻ chân trắng thả nuôi dần kiểm soát được dịch bệnh tốt hơn tôm sú. Hiện tôm thẻ chân trắng trên thị trường có kích cỡ 100 con/kg, giá 100.000 đồng/kg và 50 con/kg, giá 150.000 đồng/kg đã giúp người nuôi trồng thủy sản có lãi cao, tiếp tục đầu tư cải tạo ao hồ chuẩn bị cho vụ nuôi thả mới.

Theo quyết định của Bộ Thương mại Mỹ, Công ty cổ phần Vĩnh Hoàn được đưa ra khỏi danh sách điều tra lần này và tiếp tục hưởng mức thuế 0%, trong khi thuế suất áp dụng cho tập đoàn Hùng Vương và 23 công ty khác giảm mạnh từ 1,2 USD/kg xuống còn 0,58 USD/kg.

Ngày 3/7/2014, UBND tỉnh có Quyết định số 3088/QĐ-UBND về việc công bố hết dịch đốm trắng ở tôm trên địa bàn xã Hưng Hòa, Thành phố Vinh và xã Nghi Thái, huyện Nghi Lộc; vùng bị dịch uy hiếp tại xã Phúc Thọ, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An.

Chuyên môn là kỹ sư tự động hóa nhưng sức hút và niềm đam mê nuôi lươn đã trở thành động lực khiến anh trở thành “kỹ sư thủy sản” lúc nào không hay. Với việc tạo ra lươn sinh sản thành công, chàng trai trẻ Hồ Văn Trung đang phát triển mô hình nuôi lươn không bùn cho hiệu quả kinh tế cao…

Cá rô đầu vuông một thời là vật nuôi chủ lực của nhiều địa phương vùng ĐBSCL. Tuy nhiên, do thị trường không ổn định, giá thức ăn liên tục tăng nên hiện tại hàng ngàn hộ nuôi cá rô đầu vuông trong khu vực đang gặp rất nhiều khó khăn.