Nông dân góp đất trồng mía theo mô hình cơ giới hóa đồng bộ

Niên vụ 2015 – 2016 này, 10 hộ nông dân xã Xuân Lam (Thọ Xuân, Thanh Hóa) đã đứng ra góp ruộng thành “cánh đồng mẫu lớn” rộng 16 ha tại khu vực Bãi Hướng để trồng mía theo mô hình “cơ giới hóa đồng bộ”.
Ở mô hình này, Công ty CP Mía đường Lam Sơn phối hợp, hỗ trợ các hộ dân về mặt kỹ thuật nên 100% các khâu canh tác như cày bừa, đào hố, trồng mía giống, bón phân, phun thuốc trừ sâu, thu hoạch... đều được thực hiện bằng máy.
Đến nay, cánh đồng mía này phát triển tốt, năng suất dự kiến đạt khoảng 120 tấn/ha, cao hơn 30% các ruộng mía canh tác truyền thống.
Việc gần như không phải thuê lao động thủ công cộng với năng suất tăng cao nên dự kiến lợi nhuận của mô hình đạt khoảng 50 triệu đồng/ha.
Được biết, đây là một trong những mô hình thâm canh mía đầu tiên ở Thanh Hóa theo hướng cơ giới hóa đồng bộ, kỳ vọng tạo bước đột phá trong việc nâng cao năng suất cây mía nguyên liệu.
Có thể bạn quan tâm

Ngọc nuôi cấy từ trai nước ngọt ở Ninh Bình có độ dày, rất tròn, kích cỡ to, màu sắc bóng đẹp cho hiệu quả kinh tế cao. Mỗi 1 ha nuôi trai lấy ngọc cho thu nhập hàng trăm triệu đồng, nông dân dễ dàng kiếm tiền tỷ mỗi năm.

Gần 20 năm qua, ngựa bạch trở thành con vật mũi nhọn trong chăn nuôi, mang lại đời sống giàu sang cho nhiều hộ dân xóm Phẩm. Đường làng Phẩm được bê tông hóa sạch đẹp. Cổng làng Phẩm được xây hoành tráng với tên làng ghi rõ: Làng nghề chăn nuôi và sản xuất các sản phẩm...

rang trại vườn, ao, chuồng của gia đình ông Lê Tiến Nhật, ấp Voi, xã An Thạnh, huyện Bến Cầu (Tây Ninh) từ lâu đã trở thành địa chỉ tham quan, học hỏi cách làm giàu của nhiều nông dân trong vùng.

Anh Đỗ Ngọc Quý, khu 3, xã Ngọc Đồng, huyện miền núi Yên Lập (Phú Thọ) không chỉ là một trong những nông dân làm gia tăng thêm giá trị của hàng nông, lâm sản mà còn tạo việc làm với thu nhập ổn định cho 40 lao động nông thôn.

Những ngày này, đi đến xã Vĩnh Quới (thị xã Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng), đâu đâu cũng thấy màu xanh bạt ngàn của những vườn mãng cầu xiêm.