Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nông Dân Gặp Khó Trong Khâu Chọn Giống Lúa

Nông Dân Gặp Khó Trong Khâu Chọn Giống Lúa
Ngày đăng: 24/06/2013

Những năm qua, ngành nông nghiệp có nhiều chính sách hỗ trợ cho công tác sản xuất lúa giống cấp nguyên chủng và cấp xác nhận. Song, không ít hộ dân sản xuất ra không sử dụng được để làm giống mà chỉ bán lúa thương phẩm, do ruộng sản xuất giống xen kẽ với ruộng lúa thương phẩm nên bị tạp giao.

Trong sản xuất nông nghiệp, giống là một trong những yếu tố quan trọng tác động đến năng suất, chất lượng lúa.

Nông dân Huỳnh Văn Ánh, xã Trần Hợi, huyện Trần Văn Thời, cho biết, gần 3 năm nay, năm nào gia đình anh cũng sử dụng giống lúa cấp xác nhận để gieo sạ. “Vụ lúa hè thu vừa rồi gia đình tôi sản xuất gần 1 ha lúa giống cấp xác nhận. Do mua nhầm giống trôi nổi, chất lượng kém nên phải tốn nhiều chi phí sản xuất, chỉ khâu khử lẫn gần 1 triệu đồng”.

Anh Trần Văn Toàn, xã Khánh Lâm, huyện U Minh, cho rằng, khâu quản lý kinh doanh lúa giống chưa chặt chẽ, nhiều cơ sở kinh doanh giống ngoài tỉnh đến Cà Mau mua giống không thực hiện công tác khử lẫn, rồi đóng bao bì bán lại cho các cơ sở vật tư nông nghiệp trong tỉnh.

Ông Ngô Hữu Đáng, ấp 4, xã Tân Lộc, huyện Thới Bình, người nhiều năm sản xuất lúa giống nguyên chủng cấp xác nhận, cho biết, trong sản xuất lúa giống nguyên chủng phải nghiêm ngặt từ khâu làm đất, gieo sạ, thu hoạch đến bảo quản. Nếu không làm tốt các vấn đề trên thì lúa giống không đạt chất lượng.

Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Nguyễn Văn Tranh cho biết: Trong cơ cấu giống lúa gieo sạ qua từng vụ, nông dân rất hạn chế sử dụng giống kém chất lượng, thay vào đó tỷ lệ sử dụng các giống lúa cấp nguyên chủng và xác nhận tăng dần từng năm và hiện đạt khoảng 80% diện tích gieo sạ. Từ đó, năng suất và sản lượng lúa không ngừng tăng.

Tuy nhiên, trong sản xuất giống chưa thật sự bài bản nên chất lượng lúa giống chưa đạt yêu cầu, tạp giao nhiều. Thời gian tới tỉnh sẽ có chính sách hỗ trợ giống lúa siêu nguyên chủng, nguyên chủng cho nông dân sản xuất tại chỗ, đẩy mạnh nhân giống trong cộng đồng và xây dựng mạng lưới cung ứng giống bảo đảm chất lượng, cấp giấy chứng nhận cho các cơ sở sản xuất giống.

Khuyến khích thu hút các tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư sản xuất lúa giống. Thực hiện chuyển đổi cơ cấu giống lúa theo hướng đạt năng suất, chất lượng cao, phù hợp với điều kiện từng vùng, tiến tới sản xuất đại trà.

Về lâu dài, tỉnh đang đầu tư mở rộng Trung tâm Giống nông nghiệp, đồng thời đẩy mạnh thực hiện chương trình phát triển lúa giống, tự lực về giống, quan tâm đầu tư nguồn nhân lực, khoa học - kỹ thuật, cơ sở vật chất, hình thành các vùng chuyên sản xuất, cung ứng giống cấp nguyên chủng, cấp xác nhận phục vụ cho nông dân sản xuất.


Có thể bạn quan tâm

Cam Đầu Mùa Được Giá Cam Đầu Mùa Được Giá

Vừa nhanh tay cắt những trái cam đầu mùa bắt đầu chín, anh Nguyễn Đức Huy ở khu 4, thị trấn Cao Phong phấn khởi: "Gia đình tôi có 6 ha cam, trong đó 2 ha đang cho thu hoạch. Năm ngoái sau khi trừ chi phí, gia đình thu về trên 1,2 tỷ đồng.

28/10/2014
Cá Giống Hết Khan Hiếm Cá Giống Hết Khan Hiếm

Hiện nay, tại Hải Minh trong thuộc tổ 46, KV 9, phường Hải Cảng, TP. Quy Nhơn (Bình Định) có 80 hộ nuôi cá lồng biển tại vùng biển đầm Thị Nại, với khoảng 720 lồng nuôi đã an tâm và phấn khởi nhờ cá hồng giống - đối tượng nuôi chủ lực, đã hết khan hiếm và giá thấp.

28/10/2014
Khai Mạc Hội Nghị Hồ Tiêu Quốc Tế Lần Thứ 42 Khai Mạc Hội Nghị Hồ Tiêu Quốc Tế Lần Thứ 42

Ngày 27/10, tại TP.HCM, hội nghị hồ tiêu quốc tế lần thứ 42 (diễn ra từ ngày 27 – 30/10) đã khai mạc với sự tham dự của 250 đại biểu đến từ hàng chục quốc gia trên thế giới.

28/10/2014
Nhật Bản Sẽ Xây Dựng Nhà Máy Chế Biến Thủy Sản Tại Bình Định Nhật Bản Sẽ Xây Dựng Nhà Máy Chế Biến Thủy Sản Tại Bình Định

Chiều 27/10, ông Lê Hữu Lộc, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định cho biết, ông cùng đoàn công tác của tỉnh gồm nhiều cán bộ trong ngành thủy sản vừa kết thúc chuyến công tác tại tỉnh Okinawa với những kết quả vô cùng phấn khởi.

28/10/2014
Hợp Tác Công Tư Phát Triển Sản Xuất Lúa Tại Đồng Tháp Hợp Tác Công Tư Phát Triển Sản Xuất Lúa Tại Đồng Tháp

Theo đó, KRC sẽ chịu trách nhiệm thúc đẩy nguồn viện trợ thông qua hình thức vốn để đầu tư cho tỉnh Đồng Tháp xây dựng cánh đồng liên kết với quy mô dự kiến là 20.000 ha, nhằm sản xuất lúa gạo, trong đó bao gồm cả vấn đề chỉnh trang đồng ruộng, cơ giới hóa và xây dựng chuỗi giá trị lúa gạo giữa doanh nghiệp Hàn Quốc và doanh nghiệp của tỉnh Đồng Tháp.

28/10/2014