Nông Dân Gặp Khó Trong Khâu Chọn Giống Lúa

Những năm qua, ngành nông nghiệp có nhiều chính sách hỗ trợ cho công tác sản xuất lúa giống cấp nguyên chủng và cấp xác nhận. Song, không ít hộ dân sản xuất ra không sử dụng được để làm giống mà chỉ bán lúa thương phẩm, do ruộng sản xuất giống xen kẽ với ruộng lúa thương phẩm nên bị tạp giao.
Trong sản xuất nông nghiệp, giống là một trong những yếu tố quan trọng tác động đến năng suất, chất lượng lúa.
Nông dân Huỳnh Văn Ánh, xã Trần Hợi, huyện Trần Văn Thời, cho biết, gần 3 năm nay, năm nào gia đình anh cũng sử dụng giống lúa cấp xác nhận để gieo sạ. “Vụ lúa hè thu vừa rồi gia đình tôi sản xuất gần 1 ha lúa giống cấp xác nhận. Do mua nhầm giống trôi nổi, chất lượng kém nên phải tốn nhiều chi phí sản xuất, chỉ khâu khử lẫn gần 1 triệu đồng”.
Anh Trần Văn Toàn, xã Khánh Lâm, huyện U Minh, cho rằng, khâu quản lý kinh doanh lúa giống chưa chặt chẽ, nhiều cơ sở kinh doanh giống ngoài tỉnh đến Cà Mau mua giống không thực hiện công tác khử lẫn, rồi đóng bao bì bán lại cho các cơ sở vật tư nông nghiệp trong tỉnh.
Ông Ngô Hữu Đáng, ấp 4, xã Tân Lộc, huyện Thới Bình, người nhiều năm sản xuất lúa giống nguyên chủng cấp xác nhận, cho biết, trong sản xuất lúa giống nguyên chủng phải nghiêm ngặt từ khâu làm đất, gieo sạ, thu hoạch đến bảo quản. Nếu không làm tốt các vấn đề trên thì lúa giống không đạt chất lượng.
Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Nguyễn Văn Tranh cho biết: Trong cơ cấu giống lúa gieo sạ qua từng vụ, nông dân rất hạn chế sử dụng giống kém chất lượng, thay vào đó tỷ lệ sử dụng các giống lúa cấp nguyên chủng và xác nhận tăng dần từng năm và hiện đạt khoảng 80% diện tích gieo sạ. Từ đó, năng suất và sản lượng lúa không ngừng tăng.
Tuy nhiên, trong sản xuất giống chưa thật sự bài bản nên chất lượng lúa giống chưa đạt yêu cầu, tạp giao nhiều. Thời gian tới tỉnh sẽ có chính sách hỗ trợ giống lúa siêu nguyên chủng, nguyên chủng cho nông dân sản xuất tại chỗ, đẩy mạnh nhân giống trong cộng đồng và xây dựng mạng lưới cung ứng giống bảo đảm chất lượng, cấp giấy chứng nhận cho các cơ sở sản xuất giống.
Khuyến khích thu hút các tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư sản xuất lúa giống. Thực hiện chuyển đổi cơ cấu giống lúa theo hướng đạt năng suất, chất lượng cao, phù hợp với điều kiện từng vùng, tiến tới sản xuất đại trà.
Về lâu dài, tỉnh đang đầu tư mở rộng Trung tâm Giống nông nghiệp, đồng thời đẩy mạnh thực hiện chương trình phát triển lúa giống, tự lực về giống, quan tâm đầu tư nguồn nhân lực, khoa học - kỹ thuật, cơ sở vật chất, hình thành các vùng chuyên sản xuất, cung ứng giống cấp nguyên chủng, cấp xác nhận phục vụ cho nông dân sản xuất.
Có thể bạn quan tâm

Chấp nhận bỏ ra hàng tỉ đồng để đầu tư nhà yến, nhiều gia đình ở Quảng Ngãi đã kiếm được hàng trăm triệu đồng mỗi năm nhờ nghề nuôi yến

Trên địa bàn tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu hiện nuôi khoảng 376.000 con heo, 25.500 con trâu bò và 31.000 con dê cừu. Để bảo vệ an toàn dịch bệnh cho đàn gia súc trên địa bàn tỉnh, Chi cục Thú y phối hợp các địa phương triển khai tiêm phòng bắt buộc vắc xin lở mồm long móng (LMLM) gia súc, dịch tả heo năm 2015 trên địa bàn tỉnh.

Cứ đến mùa, hàng ngàn hộ nuôi ong ở Đắk Lắk lại tất bật ngược xuôi khắp các tỉnh thành để mang ong đi đánh mật. Họ mải miết bay theo cánh ong, lấy trời đất, bốn bể là nhà, cuộc sống lênh đênh như những gã du mục.

Qua khảo sát thực tế cho thấy những năm gần đây, các gia đình, trang trại chăn nuôi đang có xu hướng sử dụng 100% thức ăn hỗn hợp trong chăn nuôi gia súc, gia cầm.

Nhiều năm nay, Đồng Nai là nơi thu hút nhiều “ông lớn” đầu tư vào lĩnh vực chăn nuôi. Không “cờ giong trống mở”, song các nhà đầu tư sẵn sàng rót hàng triệu USD để xây dựng mới và mở rộng chăn nuôi theo quy trình khép kín.