Nông Dân Được Bao Tiêu 60% Lượng Sữa Tươi Nguyên Liệu

Trong năm 2014, Vinamilk thu mua hơn 183.000 tấn sữa tươi nguyên liệu, tăng 17,12% so với năm 2013 và bao tiêu đến 60% lượng sữa tươi nguyên liệu từ các trang trại của bà con nông dân trong cả nước.
Mở đầu vụ sản xuất năm 2015, chỉ trong 19 ngày đầu tháng 1, Vinamilk thu mua gần 12.000 tấn sữa, tăng trưởng gần 20% so với cùng kỳ năm 2014. Trong đó, riêng khu vực TPHCM và phụ cận, trong những ngày đầu năm 2015, Vinamilk thu mua hơn 7.500 tấn, tăng 11% so với cùng kỳ.
Hiện nay, tổng đàn bò cung cấp sữa cho công ty là hơn 80.000 con bò (bao gồm các trang trại của Vinamilk và của các hộ nông dân có ký kết hợp đồng bán sữa cho Vinamilk), cung cấp gần 600 tấn sữa tươi nguyên liệu mỗi ngày để tạo ra hơn 5 tỷ sản phẩm sữa trong năm 2014.
Năm 2015, với mục tiêu nâng cao chất lượng sữa bò tươi nguyên liệu, tăng năng suất khai thác sữa cho nông dân, Vinamilk đã có nhiều chính sách hỗ trợ cũng như đầu tư về giống, phương tiện kỹ thuật chăn nuôi hiện đại. Từ đó tiến tới phát triển ngang bằng với trang trại chăn nuôi quy mô công nghệ cao, hiện đại trong tương lai. Đồng thời, trong quá trình thu mua sữa tươi nguyên liệu, Vinamilk đã tuân thủ các yêu cầu nghiêm ngặt về chất lượng sữa tươi nguyên liệu để đảm bảo an toàn thực phẩm.
Để đạt được sản lượng sữa tươi nguyên liệu vượt kế hoạch nêu trên, Vinamilk áp dụng chính sách giá thu mua sữa của các hộ nông dân chăn nuôi bò sữa thống nhất với các trang trại thuộc công ty con của công ty. Giá thu mua sữa tươi nguyên liệu của Vinamilk cơ bản vẫn giữ nguyên như năm 2014 (sữa đạt chất lượng cao có giá thu mua khoảng 14.000đ/kg).
Bên cạnh đó, để chủ động nguồn nguyên liệu, Vinamilk tiếp tục đầu tư xây dựng các trang trại nuôi bò sữa công nghiệp. Tính đến đầu năm 2015, tổng số vốn đầu tư tại 5 trang trại ở Tuyên Quang, Thanh Hóa, Nghệ An, Bình Định, Lâm Đồng đã lên tới 1.600 tỷ đồng.
Có thể bạn quan tâm

Thực hiện Đề án chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ năm 2010, huyện Đạ Huoai (Lâm Đồng) đã bắt đầu đưa cây măng cụt vào trồng thí điểm tại một số xã. Kết quả cho thấy, cây măng cụt phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng và bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế đáng kể. Dự kiến trong tương lai không xa, cây măng cụt sẽ là một trong số giống cây ăn quả chủ lực được trồng trên địa bàn toàn huyện.

Những mùa thu hoạch cá lồng bè đã từng mang về cho ngư dân Long Sơn (TP.Vũng Tàu) hàng trăm triệu, thậm chí hàng tỷ đồng nay đã trở thành chuyện dĩ vãng. Vài năm trở lại đây, người nuôi cá lồng bè liên tục bị trắng tay bởi nuôi con gì chết con nấy!.

Vừa qua, Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Bình Tân (Vĩnh Long) có kế hoạch tập huấn nông dân về biện pháp phòng trừ sâu đục củ khoai lang.

Tìm kiếm thị trường mới, hạn chế phụ thuộc vào Trung Quốc là yếu tố quan trọng giúp tăng giá trị cây khoai. Trong ảnh: Nhân công phân loại khoai.

Đã mấy năm nay, chăn nuôi thỏ trên địa bàn huyện Hóc Môn (TP.HCM) chủ yếu tập trung ở xã Tân Thới Nhì, Xuân Thới Thượng và Xuân Thới Sơn, nhưng tập trung nhất vẫn là xã Tân Thới Nhì có tổng số đầu con là 4.300 con, chiếm 71,57% đàn thỏ cả huyện.