Nông Dân Được Bao Tiêu 60% Lượng Sữa Tươi Nguyên Liệu

Trong năm 2014, Vinamilk thu mua hơn 183.000 tấn sữa tươi nguyên liệu, tăng 17,12% so với năm 2013 và bao tiêu đến 60% lượng sữa tươi nguyên liệu từ các trang trại của bà con nông dân trong cả nước.
Mở đầu vụ sản xuất năm 2015, chỉ trong 19 ngày đầu tháng 1, Vinamilk thu mua gần 12.000 tấn sữa, tăng trưởng gần 20% so với cùng kỳ năm 2014. Trong đó, riêng khu vực TPHCM và phụ cận, trong những ngày đầu năm 2015, Vinamilk thu mua hơn 7.500 tấn, tăng 11% so với cùng kỳ.
Hiện nay, tổng đàn bò cung cấp sữa cho công ty là hơn 80.000 con bò (bao gồm các trang trại của Vinamilk và của các hộ nông dân có ký kết hợp đồng bán sữa cho Vinamilk), cung cấp gần 600 tấn sữa tươi nguyên liệu mỗi ngày để tạo ra hơn 5 tỷ sản phẩm sữa trong năm 2014.
Năm 2015, với mục tiêu nâng cao chất lượng sữa bò tươi nguyên liệu, tăng năng suất khai thác sữa cho nông dân, Vinamilk đã có nhiều chính sách hỗ trợ cũng như đầu tư về giống, phương tiện kỹ thuật chăn nuôi hiện đại. Từ đó tiến tới phát triển ngang bằng với trang trại chăn nuôi quy mô công nghệ cao, hiện đại trong tương lai. Đồng thời, trong quá trình thu mua sữa tươi nguyên liệu, Vinamilk đã tuân thủ các yêu cầu nghiêm ngặt về chất lượng sữa tươi nguyên liệu để đảm bảo an toàn thực phẩm.
Để đạt được sản lượng sữa tươi nguyên liệu vượt kế hoạch nêu trên, Vinamilk áp dụng chính sách giá thu mua sữa của các hộ nông dân chăn nuôi bò sữa thống nhất với các trang trại thuộc công ty con của công ty. Giá thu mua sữa tươi nguyên liệu của Vinamilk cơ bản vẫn giữ nguyên như năm 2014 (sữa đạt chất lượng cao có giá thu mua khoảng 14.000đ/kg).
Bên cạnh đó, để chủ động nguồn nguyên liệu, Vinamilk tiếp tục đầu tư xây dựng các trang trại nuôi bò sữa công nghiệp. Tính đến đầu năm 2015, tổng số vốn đầu tư tại 5 trang trại ở Tuyên Quang, Thanh Hóa, Nghệ An, Bình Định, Lâm Đồng đã lên tới 1.600 tỷ đồng.
Có thể bạn quan tâm

Cá bống tượng đang là một trong những loài thủy sản được người dân trong tỉnh Hậu Giang chuộng nuôi, vì giá bán trên thị trường cao hơn nhiều so với các loài khác. Tuy nhiên, lợi nhuận mà người nuôi thu được từ cá bống tượng hiện tại vẫn chưa cao, do những hạn chế về con giống.

Năm nay, tuy năng suất mì thấp hơn so với năm ngoái nhưng giá thu mua tăng nên nông dân trên địa bàn huyện Cam Lâm (Khánh Hòa) vẫn có lãi.

Sau một thời gian triển khai quyết liệt, bảo hiểm (BH) cho cây lúa và vật nuôi như trâu, bò, lợn, gà diễn ra khá thành công thì BH cho thủy sản lại đứng trước nhiều thách thức lớn. Ở các địa phương có diện tích nuôi thủy sản lớn nhất cả nước là Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Bến Tre và Trà Vinh, trong khi dịch bệnh đang diễn biến phức tạp, tôm, cá chết hàng loạt, người nuôi trồng đặt hy vọng nhiều vào việc đền bù nhanh chóng... lại xuất hiện thông tin có sự lợi dụng chính sách bảo hiểm nông nghiệp (BHNN) để trục lợi từ phía người nuôi. Từ đó, quá trình bồi thường bị kéo dài và điều này đã trở thành lực cản trong quá trình triển khai chủ trương này trên diện rộng.

Theo Cục Thú y (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), sau một thời gian tạm lắng, dịch cúm gia cầm đã bùng phát trở lại và đang có nguy cơ lây lan ra diện rộng.

Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ, ngoài hơn 50ha quýt đường của gần 100 hộ dân được trồng xen với cây lá dừa nước của hợp tác xã Thuận Phú (ấp Long Trị, xã Bình Phú, Càng Long) đã “ăn nên làm ra” (bình quân 01ha, nhà vườn thu nhập từ 100-120 triệu đồng/năm) thì địa bàn huyện Càng Long còn khoảng 200ha vườn cây có múi được trồng rải rác (chanh, bưởi, quýt, cam...các loại) ở các xã trong huyện. Đặc biệt, do những năm qua, một số trái cây: Xoài, dừa, chanh… giá không ổn định, nhà vườn Càng Long có hướng chuyển dịch cơ cấu cây trồng, bưởi da xanh được chọn làm cây trồng chủ lực. Từ đó, bưởi da xanh “đứng đầu bảng” về giá (đối với cây có múi), nhưng năm nay, dịch bệnh đã tấn công mạnh, làm cho nhiều nhà vườn lúng túng, không chống chọi nổi, đang rất cần nhà khoa học vào cuộc.