Nông Dân Được Bao Tiêu 60% Lượng Sữa Tươi Nguyên Liệu

Trong năm 2014, Vinamilk thu mua hơn 183.000 tấn sữa tươi nguyên liệu, tăng 17,12% so với năm 2013 và bao tiêu đến 60% lượng sữa tươi nguyên liệu từ các trang trại của bà con nông dân trong cả nước.
Mở đầu vụ sản xuất năm 2015, chỉ trong 19 ngày đầu tháng 1, Vinamilk thu mua gần 12.000 tấn sữa, tăng trưởng gần 20% so với cùng kỳ năm 2014. Trong đó, riêng khu vực TPHCM và phụ cận, trong những ngày đầu năm 2015, Vinamilk thu mua hơn 7.500 tấn, tăng 11% so với cùng kỳ.
Hiện nay, tổng đàn bò cung cấp sữa cho công ty là hơn 80.000 con bò (bao gồm các trang trại của Vinamilk và của các hộ nông dân có ký kết hợp đồng bán sữa cho Vinamilk), cung cấp gần 600 tấn sữa tươi nguyên liệu mỗi ngày để tạo ra hơn 5 tỷ sản phẩm sữa trong năm 2014.
Năm 2015, với mục tiêu nâng cao chất lượng sữa bò tươi nguyên liệu, tăng năng suất khai thác sữa cho nông dân, Vinamilk đã có nhiều chính sách hỗ trợ cũng như đầu tư về giống, phương tiện kỹ thuật chăn nuôi hiện đại. Từ đó tiến tới phát triển ngang bằng với trang trại chăn nuôi quy mô công nghệ cao, hiện đại trong tương lai. Đồng thời, trong quá trình thu mua sữa tươi nguyên liệu, Vinamilk đã tuân thủ các yêu cầu nghiêm ngặt về chất lượng sữa tươi nguyên liệu để đảm bảo an toàn thực phẩm.
Để đạt được sản lượng sữa tươi nguyên liệu vượt kế hoạch nêu trên, Vinamilk áp dụng chính sách giá thu mua sữa của các hộ nông dân chăn nuôi bò sữa thống nhất với các trang trại thuộc công ty con của công ty. Giá thu mua sữa tươi nguyên liệu của Vinamilk cơ bản vẫn giữ nguyên như năm 2014 (sữa đạt chất lượng cao có giá thu mua khoảng 14.000đ/kg).
Bên cạnh đó, để chủ động nguồn nguyên liệu, Vinamilk tiếp tục đầu tư xây dựng các trang trại nuôi bò sữa công nghiệp. Tính đến đầu năm 2015, tổng số vốn đầu tư tại 5 trang trại ở Tuyên Quang, Thanh Hóa, Nghệ An, Bình Định, Lâm Đồng đã lên tới 1.600 tỷ đồng.
Có thể bạn quan tâm

“Với vị thơm ngọt, giòn giòn, cơm dày, thịt Thanh Nhãn có màu vàng tươi, khô ráo khác hẳn những giống nhãn khác, Thanh Nhãn rất được du khách trong và ngoài tỉnh Bạc Liêu ưa chuộng. Với giá bán từ 80.000 - 100.000 đ/kg, năng suất 8,5 - 9 tấn/ha."

Hà Tĩnh là một tỉnh nghèo kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp. Xác định vai trò, vị trí quan trọng đó, thời gian qua, tỉnh tập trung chỉ đạo quyết liệt việc tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng mới.

Thực hiện các cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp, nông thôn và xây dựng NTM trong 8 tháng đầu năm 2015 toàn tỉnh phát triển 1.172 mô hình sản xuất kinh doanh có hiệu quả cao.

Được sở hữu sản phẩm lúa gạo chất lượng cao, đủ sức tạo thương hiệu trên thị trường là mơ ước từ lâu của người nông dân Hà Tĩnh. Với vai trò là “bà đỡ” trong việc xây dựng mô hình chuỗi giá trị sản phẩm lúa.

Nhằm tìm kiếm giống lúa mới năng suất cao, chất lượng tốt, chống chịu với sâu bệnh và phù hợp với điều kiện biến đổi khí hậu để thay thế, bổ sung vào bộ giống lúa đang gieo cấy trên địa bàn Thị xã.