Nông Dân Dẫn Nước Mặn Vào Đồng Ruộng Để Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng

Một số nông dân ở ĐBSCL đã tìm cách nuôi tôm thẻ chân trắng - loài thuỷ sản chỉ thích hợp với môi trường nước lợ - tại những khu vực đồng ruộng nước ngọt, gây ra mối đe dọa nghiêm trọng về môi trường sinh thái, theo Tổng cục Thủy sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN -PTNT).
Theo Tổng cục Thủy sản, vào những năm 1990, tại Thái Lan do tôm thẻ chân trắng được giá nên người dân tìm cách nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng nước ngọt. Hậu quả là gây "mặn hóa" vùng nuôi, đặc biệt là gây ô nhiễm nguồn nước ngầm và về lâu dài ảnh hưởng đến diện tích trồng lúa và cây trồng khác.
Hiện nay, ở ĐBSCL cũng xảy ra tình trạng tương tự, nông dân tự phát dẫn nước mặn để nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng nước ngọt do giá tôm thẻ chân trắng trong thời gian gần đây luôn cao hơn giá tôm sú trong khi chỉ cần nuôi khoảng 2 tháng là đã có thể thu hoạch được.
Cụ thể, vào trung tuần tháng 3, giá tôm thẻ chân trắng ở Sóc Trăng là 110.000 đồng/kg (loại 100 con), còn tôm sú cùng loại chỉ có 100.000 đồng/kg. Mức giá này duy trì suốt nhiều tháng trong năm 2013 lẫn những tháng đầu năm 2014 trước khi rớt giá vào đầu tháng 5. Hiện giá tôm thẻ chân trắng ở Sóc Trăng ở mức 80.000 đồng/kg (loại 100 con), còn tôm sú vẫn giữ mức 100.000 đồng/kg.
Một đợt khảo sát của Tổng cục Thủy sản tại các tỉnh ĐBSCL vừa qua cho thấy tôm thẻ chân trắng nuôi ở vùng nước ngọt có năng suất và chất lượng thấp hơn so với nuôi ở vùng nước lợ và việc nuôi trái tự nhiên này tạo ra nguy cơ dịch bệnh gia tăng trong bối cảnh dịch bệnh trên tôm bùng phát mạnh trong những năm qua như bệnh chết sớm trên tôm, bênh gan thận mủ.
Vì thế, Bộ NN – PTNT khẳng định bộ không có chủ trương cho nuôi tôm nước lợ trong vùng nước ngọt. Còn đối với những hộ dân đã nuôi tôm thẻ chân trắng trong vùng nước ngọt phải cam kết bảo vệ môi trường và sau khi thu hoạch không thả nuôi trở lại và không mở rộng diện tích nuôi mới.
Theo Bộ NN–PTNT, trong 5 tháng đầu năm 2014, giá trị xuất khẩu thủy sản đạt 2,83 tỉ đô la Mỹ, tăng 25% so với cùng kỳ năm 2013. Mỹ vẫn là thị trường nhập khẩu hàng đầu của thủy sản Việt Nam, chiếm gần 24% tổng giá trị xuất khẩu.
Năm 2013, lần đầu tiên xuất khẩu tôm thẻ chân trắng đạt 1,68 tỉ đô la Mỹ, tăng 113% so với năm 2012, trong khi, tôm sú chỉ có 1,33 tỉ đô la Mỹ, tăng 6,26% so với năm 2012.
Có thể bạn quan tâm

Theo Công ty Bảo đảm an toàn hàng hải Đông Nam bộ, thời gian qua, tình trạng các bè cá đóng trái phép trên tuyến luồng hàng hải sông Dinh (Bà Rịa - Vũng Tàu) ngày càng có chiều hướng gia tăng. Tình trạng này tập trung nhiều ở khu vực từ phao báo hiệu hàng hải số 18 đến khu vực phao báo hiệu hàng hải số 20.

Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) đang tiếp tục hoàn thành các hạng mục của Dự án trang trại 1.600 con bò sữa tại xã Tu Tra, Đơn Dương (Lâm Đồng), dự kiến đi vào hoạt động trong năm 2015. Với tổng diện tích hơn 49,3ha, trang trại được quy hoạch trồng cỏ trên 40ha; còn lại gồm diện tích đất chuyên dùng để xây dựng cơ sở hạ tầng, đất sản xuất nông nghiệp khác.

Được đánh giá là mặt hàng có tiềm năng xuất khẩu cao, hồ tiêu đang dần chinh phục ngưỡng kim ngạch xuất khẩu đạt con số 1 tỷ USD trong năm nay. Tuy nhiên, để hạt tiêu nhỏ bé ngày càng tăng kim ngạch xuất khẩu thì rất cần một chiến lược dài hạn nâng cao giá trị gia tăng cho mặt hàng này.

Thời gian qua, Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Hoàng Long Vina (Hoàng Long Vina) đồng hành cùng chương trình thí điểm xây dựng mô hình cánh đồng mẫu, góp phần nâng cao năng suất lúa, mía, tăng thu nhập cho nông dân, góp phần hoàn thành các tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới.

Sáng 15/8, Ban quản lý Các dự án nông nghiệp (Sở NN-PTNT) phối hợp với UBND xã An Chấn (huyện Tuy An) tổ chức lễ công bố và ký kết thỏa thuận hỗ trợ thực hiện kế hoạch đồng quản lý nghề cá ven bờ xã An Chấn (thí điểm) thuộc dự án Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững.