Nông Dân Cũng Cần Thông Thái

Mới đây nhất, đầu tháng 6, tại An Giang - vựa lúa lớn của đồng bằng sông Cửu Long- các nhà quản lý, nhà khoa học đưa ra một khuyến cáo rất... lạ: Chuyển đổi trồng lúa năng suất thấp sang trồng ngô, nông dân sẽ hưởng lợi gấp 3 lần!
Nhưng thông tin tung ra thật hấp dẫn, “ngon hơn kẹo”: Nếu trồng ngô, năng suất trung bình 10,8 - 12,3 tấn ngô hạt/ha, doanh thu bình quân 49,5 triệu đồng/ha; sau khi trừ mọi chi phí, mỗi ha ngô thu lãi gần 24 triệu đồng. Trong khi đó, trồng lúa, doanh thu xấp xỉ 25,8 triệu đồng/ha, lợi nhuận thấp, chỉ khoảng 8,5 triệu đồng/ha.
Đó là những con số tính theo giá thống kê tại thời điểm tháng 4/2013. Trên cùng 1 ha diện tích canh tác, nếu trồng 3 vụ ngô/năm, nông dân có thể thu lãi gần 72 triệu đồng/năm, nhưng nếu trồng lúa, thu nhập chỉ trên dưới 24 triệu đồng/năm. Tính ra, một hộ nông dân sẽ có thu nhập khoảng 6 triệu đồng/tháng nếu trồng ngô...
Song, những “lời đường mật” về đầu vào nghe thật “mùi mẫn”, còn đầu ra thì... xa ảo mờ! Trả lời các câu hỏi: Ngô bán ở đâu? Ai mua ngô cho nông dân? Giá mua thế nào?..., các nhà quản lý nói một cách chung chung rằng “các doanh nghiệp thu mua, bao tiêu sản phẩm cần thông tin rõ ràng và chính xác về thị trường đầu ra để nông dân yên tâm sản xuất”.
Tất cả nằm ở chữ “cần” đó. Doanh nghiệp lắm khi không “cần”, nhưng điều nông dân cần nhất là đầu ra ổn định. Nếu không, những “chiếc kẹo” đầu vào sẽ rất... đắng! Và, nông dân thời nay cũng rất cần sự thông thái để hiểu được mình nên làm gì và không nên làm gì!
Còn nhớ, thời bao cấp từng có khuyến cáo “ăn ngô bổ hơn thịt bò”, nhưng mấy chục năm nay có ai dùng ngô thay thịt bò đâu!
Có thể bạn quan tâm

Những năm gần đây, nghề trồng cỏ nhung tại xã Tân Khánh Đông (thành phố Sa Đéc, Đồng Tháp) phát triển mạnh, nghề này không chỉ tạo thu nhập ổn định cho người dân mà còn giúp cho nhiều lao động nhàn rỗi ở địa phương có việc làm với mức thu nhập ổn định.

Vụ mùa củ hành tím năm 2013, nông dân xã Tân Điền (Gò Công Đông - Tiền Giang) xuống giống 150 ha, nhiều nhất ở ấp Nam và ấp Trung.

ĐBSCL là vùng trồng lúa quan trọng nhất cả nước. Mặc dù năng suất và sản lượng lúa gia tăng, nhưng cuộc sống của người nông dân vẫn chưa được cải thiện đáng kể. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của người trồng lúa.

Mỗi năm, Việt Nam sản xuất gần 4 triệu tấn thức ăn thủy sản (TĂTS) nhưng việc kiểm soát chất lượng mặt hàng lại đang bị buông lỏng, khiến nông dân hứng chịu không ít thiệt hại.

Ngày 12-12, Sở NN&PTNT tỉnh Hậu Giang tổ chức Hội nghị sơ kết công tác triển khai mô hình chuỗi thí điểm cá rô đồng cung cấp thực phẩm an toàn tại tỉnh Hậu Giang năm 2013. Đến dự, có đại diện lãnh đạo Cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và thủy sản Nam bộ, một số tỉnh khu vực ĐBSCL và nông dân trên địa bàn tỉnh.