Nông Dân Cũng Cần Thông Thái

Mới đây nhất, đầu tháng 6, tại An Giang - vựa lúa lớn của đồng bằng sông Cửu Long- các nhà quản lý, nhà khoa học đưa ra một khuyến cáo rất... lạ: Chuyển đổi trồng lúa năng suất thấp sang trồng ngô, nông dân sẽ hưởng lợi gấp 3 lần!
Nhưng thông tin tung ra thật hấp dẫn, “ngon hơn kẹo”: Nếu trồng ngô, năng suất trung bình 10,8 - 12,3 tấn ngô hạt/ha, doanh thu bình quân 49,5 triệu đồng/ha; sau khi trừ mọi chi phí, mỗi ha ngô thu lãi gần 24 triệu đồng. Trong khi đó, trồng lúa, doanh thu xấp xỉ 25,8 triệu đồng/ha, lợi nhuận thấp, chỉ khoảng 8,5 triệu đồng/ha.
Đó là những con số tính theo giá thống kê tại thời điểm tháng 4/2013. Trên cùng 1 ha diện tích canh tác, nếu trồng 3 vụ ngô/năm, nông dân có thể thu lãi gần 72 triệu đồng/năm, nhưng nếu trồng lúa, thu nhập chỉ trên dưới 24 triệu đồng/năm. Tính ra, một hộ nông dân sẽ có thu nhập khoảng 6 triệu đồng/tháng nếu trồng ngô...
Song, những “lời đường mật” về đầu vào nghe thật “mùi mẫn”, còn đầu ra thì... xa ảo mờ! Trả lời các câu hỏi: Ngô bán ở đâu? Ai mua ngô cho nông dân? Giá mua thế nào?..., các nhà quản lý nói một cách chung chung rằng “các doanh nghiệp thu mua, bao tiêu sản phẩm cần thông tin rõ ràng và chính xác về thị trường đầu ra để nông dân yên tâm sản xuất”.
Tất cả nằm ở chữ “cần” đó. Doanh nghiệp lắm khi không “cần”, nhưng điều nông dân cần nhất là đầu ra ổn định. Nếu không, những “chiếc kẹo” đầu vào sẽ rất... đắng! Và, nông dân thời nay cũng rất cần sự thông thái để hiểu được mình nên làm gì và không nên làm gì!
Còn nhớ, thời bao cấp từng có khuyến cáo “ăn ngô bổ hơn thịt bò”, nhưng mấy chục năm nay có ai dùng ngô thay thịt bò đâu!
Có thể bạn quan tâm

Khoảng 10 ngày, 8 công đất trồng 450 cây mãng cầu xiêm ghép bình bát (còn gọi là cây mãng cầu rừng) của anh Nguyễn Văn Nghĩa (Bảy Nghĩa), ở ấp 1, xã Phú Vang, huyện Bình Đại (Bến Tre) cho trái bán được hơn 10 triệu đồng. Trái mãng cầu xiêm bán tại vườn giá từ 20.000 - 30.000 đồng/kg.

Sở Khoa học và công nghệ (KHCN) vừa tổ chức Hội đồng khoa học nhằm tổng kết, nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu chọn tạo giống bưởi Đường lá cam theo hướng triệt tiêu hạt bằng biện pháp xử lý đột biến, nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của giống bưởi đặc sản tỉnh Đồng Nai” do Trung tâm nghiên cứu cây ăn quả miền Đông Nam bộ phối hợp với Viện nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt thực hiện.

Viện Sinh học Nhiệt đới (Viện Khoa học công nghệ Việt Nam) là đơn vị chuyển giao công nghệ cho đơn vị chức năng ở địa phương để triển khai dự án xây dựng mô hình nhân giống bằng công nghệ nuôi cấy mô và trồng thâm canh chuối già lùn tại Bình Thuận.

Trên địa bàn thị xã Bắc Kạn hiện có khoảng 30ha rừng mỡ bị sâu ong gây hại, tập trung ở các thôn Bản Rạo (xã Xuất Hóa); thôn Nà Ỏi, Bản Bung (xã Dương Quang); Nà Chom, Khau Pút (xã Nông Thượng) và gần đây nhất là ở tổ 18, phường Sông Cầu.

Tại Hội thảo “Định hướng phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) trong thời kỳ suy thoái kinh tế” do Trung tâm Xúc tiến đầu tư (Sở Kế hoạch-Đầu tư) tổ chức vừa qua, các chuyên gia kinh tế đã phân tích, nhận định, dù tỉnh có nhiều lợi thế nhưng cơ chế, chính sách chưa hoàn thiện nên các doanh nghiệp vẫn chưa mạnh dạn đầu tư vào lĩnh vực chế biến nông, lâm sản.